Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Nội dung
Câu chuyện mượn lời của ông Biển để nói về thực trạng xả rác bừa bãi xuống biển. Qua đó truyền tải thông điệp: Hãy có trách nhiệm bảo vệ biển. |
Phần I
Bài đọc:
Chuyện của ông Biển
Ông Biển không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng từ lúc khai thiên lập địa đã có ông rồi. Già như vậy nhưng suốt ngày đêm ông vẫn rì rầm kể chuyện không biết mệt. Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.
Nhưng mấy chục năm nay, ông thấy yếu đi nhiều. Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ.
Đi mãi, đi mãi, gặp một hòn đảo nhỏ, ông nói:
- Cháu nhận giúp ông một ít rác nhé!
Đảo nhỏ lắc đầu:
- Nhận rác của ông thì cháu biết để đâu!
Hướng về đất liền, ông thấy một bãi cát. Gió đang lùa rác từ bãi cát xuống biển, rồi sóng biển lại đưa rác lên bờ. “Không thể loanh quanh mãi thế này!” – Ông Biển thở dài.
Đang tuyệt vọng, ông Biển bỗng thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác. “Cứu tinh đây rồi!” – Ông reo lên và tặng các cô cậu những làn gió mát nhất.
Ông thầm mơ: “Con người sẽ không xả rác xuống biển nữa. Chẳng bao lâu, nước biển sẽ lại trong xanh, các loài sinh vật sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, biển sẽ lại vui như xưa.”.
Phỏng theo QUÁCH THIẾU VINH
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Ông Biển đem lại những gì cho con người?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Ông Biển thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.
Câu 2
Câu 2: Điều gì xảy ra khiến ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần.
Câu 3
Câu 3: Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” nghĩa là không thể cứ để việc xả rác xuống biển không kết thúc, cứ mãi lặp đi lặp lại được.
Câu 4
Câu 4: Điều gì đã khiến ông Biển vui trở lại?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Điều khiến ông Biển vui trở lại là ông nhìn thấy các cô bé, cậu bé đang cầm những túi to để nhặt rác trên bãi biển.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Tìm 2 câu cảm trong bài đọc. Xếp mỗi câu vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:
Câu cảm | Bộc lộ cảm xúc, thái độ |
| Bộc lộ cảm xúc vui mừng |
| Bộc lộ thái độ lo lắng |
Phương pháp giải:
Em đọc và tìm câu cảm trong bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Câu cảm | Bộc lộ cảm xúc, thái độ |
“Cứu tinh đây rồi!” | Bộc lộ cảm xúc vui mừng |
“Không thể loanh quanh mãi thế này!” | Bộc lộ thái độ lo lắng |
Câu 2
Câu 2: Đặt câu:
a) Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác.
b) Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a) Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác:
Ông cảm ơn các cháu đã giúp ông nhặt rác nhé!
b) Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi:
Để nước biển sớm trong xanh trở lại, mọi người đừng vứt rác bừa bãi nhé!
Unit 5. Do you like yogurt?
Chủ đề 9: Những người sống quanh em và nghề em yêu thích
Unit 10. Breaktime activities
Unit: Welcome.
Fluency Time! 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3