Câu 1
Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kỹ càng, theo chủ đề định sẵn.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Khi được phỏng vấn ngẫu trên đường phố, trung tâm thương mại
- Khi được mời phát biểu ngẫu nhiên trong lớp học,...
Câu 2
Câu 2 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Từ những ví dụ về tình huống phát biểu tự do đã tìm được, anh (chị) hãy cho biết, vì sao con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do?
Lời giải chi tiết:
* Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:
- Con người luôn có nhu cầu bộc lộ quan điểm và khẳng định mình. Phát biểu tự do giúp con người thể hiện quan điểm riêng, chia sẻ hiểu biết, cảm xúc với người khác.
- Trong cuộc sống, con người luôn có hứng thú và say mê với một lĩnh vực, một đối tượng nhất định nào đó. Phát biểu tự do giúp họ bày tỏ nguồn cảm hứng ấy của mình.
- Phát biểu tự do vừa giúp chia sẻ vừa giúp thu nạp thêm những phản hồi. Nhờ thế, con người có thể kết nối cá nhân mình với nhiều người khác trong xã hội.
Câu 3
Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Những ví dụ trên cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kỹ cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây (SGK) những câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Phương án đúng là:
a. Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú
b. Phải bám sát chủ đề, không để bị sai đề hoặc lạc đề
c. Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý
e. Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị
g. Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời
Câu 4
Câu 4 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hãy tưởng tượng tình huống sau:
Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện,...) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ... Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
a. Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào?
b. Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề cụ thể ấy
c. Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng theo thứ tự như thế nào?
d. Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe?
Lời giải chi tiết:
a. Chủ đề cụ thể (chẳng hạn: tình bạn trong thời kỳ hiện nay).
b. Vì sao mình chọn chủ đề ấy: (chẳng hạn: tôi rất tâm đắc, hoặc đề tài này được nhiều người quan tâm: đây là chủ đề quen thuộc nhưng hấp dẫn...).
c. Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý. Chẳng hạn:
- Tầm quan trọng của một vấn đề tình bạn trong thời đại ngày nay
- Các yếu tố trong cuộc sống hiện nay ảnh hưởng đến tình bạn
- Những yêu cầu, tiêu chuẩn của tình bạn hiện nay
- Ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời kỳ hiện nay
d. Nghĩ cách thu hút sự chú ý của người nghe.
Ví dụ:
- Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng
- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
- Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lý thú, hấp dẫn, tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm, hài hước.
- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
LUYỆN TẬP
Lời giải chi tiết:
Câu 1 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng để cho mình học tập
Trả lời:
- Bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại ( Barack Obama)
- Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội. Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có" (Phạm Lữ Ân)
Câu 2 (trang 165 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Giả sử anh (chị) tham khảo một quyển sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và được phát biểu ý kiến của mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và nhận xét (xem SGK).
Gợi ý:
Phát biểu về hội thảo một cuốn sách:
- Tựa đề cuốn sách, tác giả, xuất xứ, nội dung
- Trình bày nội dung thông điệp cuốn sách gửi tới bạn đọc
- Trao đổi về tác động của cuốn sách với giới trẻ
- Nhận xét xu hướng của giới trẻ khi tìm đọc sách, những vấn đề mà giới trẻ quan tâm
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 5 – Hóa học 12
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
Unit 13. The 22nd SEA Games
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản