SOẠN VĂN 12 TẬP 2

Thực hành về hàm ý

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

Câu 1

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:

(1) Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:

(1) Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết của câu hỏi: số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). 

(2) Lời đáp thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò bị mất mà lại nói đến việc dự định và niềm tin của mình 

(3) Cách trả lời của A Phủ có sự khôn khéo là: không trả lời thẳng mà gián tiếp thừa nhận việc để mất bò, sau đó "xin" được "lấy công chuộc tội"

b. 

- Khái niệm: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.

- Trong đoạn trích trên, A Phủ đã vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) trong giao tiếp: A Phủ đã đưa thêm những thông tin không được người hỏi yêu cầu. 

Câu 2

Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Bá Kiến nói: "Tôi không phải là cái kho", nói thế là có hàm ý gì? Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng, rành mạch) không?

b. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?

c. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mìnhh, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa (được nói rõ) ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a.

- Câu nói của Bá Kiến có hàm ý từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo 

- Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch). 

b. 

- Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến có câu với hình thức hỏi: "Chí Phèo đấy hở?". Câu này không nhằm mục đích hỏi, không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành chào với hàm ý: "Anh lại có chuyện gì nữa đây?"

- Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: "Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?". Thực chất câu nói này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: "Hãy làm lấy mà ăn". 

c. 

- Hàm ý này được tường minh hóa, nói rõ ở lượt lời cuối cùng: "Tao muốn làm người lương thiện". 

- Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng.

Câu 3

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì (ngăn cản, khuyên, đề nghị, khen,...)? Ở lượt lời đó, bà đồ tỏ ý "khen tài văn chương" của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông?

b. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?

Lời giải chi tiết:

a. 

- Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: "Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?". Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.

- Lượt lời lần thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.

b. Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lý do tế nhị, lịch sự đối với chồng, bà không muốn trực tiếp chê văn của ông chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn.

Câu 4

Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Qua những phần trên, anh chị hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp

Lời giải chi tiết:

Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng cách hành động nói gián tiếp; chú ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin) mà đề tài yêu cầu: chủ ý vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phản cách thức: nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch.

=> Chọn D

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved