Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta
Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"
Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 67
Hoa bìm bịp
Viết: Làm thơ lục bát
Viết: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Ôn tập bài 3 trang 79
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Sọ Dừa
Nội dung chính
Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng. Truyện nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. |
Phần I
Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại xem từ trước đến nay em đã từng đánh giá ai qua vẻ bề ngoài như đầu tóc, trang phục, dáng đi của họ chưa.
Lời giải chi tiết:
- Có những khi em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài, ví dụ như nhìn vào cách ăn mặc, đầu tóc của bạn đó để nhận xét.
- Cách đánh giá như vậy không hoàn toàn chính xác, vì hình thức bên ngoài không thể hiện được hết về một con người.
Câu 2
Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề xem có điều gì khác lạ.
Lời giải chi tiết:
Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng về một người có ngoại hình có vẻ ngoài khác lạ.
Phần II
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn đầu, xem đoạn văn đã giới thiệu những gì về xuất thân, hoàn cảnh của nhân vật Sọ Dừa.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết Sọ Dừa là một nhân vật kì lạ, không giống với những người phàm trần khác.
Câu 2
Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em thử dự đoán theo ý kiến riêng của bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật vì cậu vốn dĩ không phải người bình thường.
Phần III
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Xét xem trong các kiểu nhân vật đã nêu thì Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.
Câu 2
Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại thứ tự nội dung và sắp xếp theo đúng trình tự.
Lời giải chi tiết:
Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c – g :
Câu 3
Câu 3 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em xem những hành động của nhân vật Sọ Dừa trong truyện, xem nhân vật này đã bộc lộ những phẩm chất gì.
Lời giải chi tiết:
Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:
- Chàng chăn bò rất giỏi.
- Tài thổi sáo rất hay.
- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông.
- Đỗ trạng nguyên.
- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyện.
Câu 4
Câu 4 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu như thế nào là kì ảo, sau đó đọc lại văn bản, liệt kê những chi tiết kì ảo có trong truyện.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:
+ Sự ra đời của Sọ Dừa.
+ Không có chân tay nhưng chàng chăn bò rất giỏi.
+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò.
+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
- Vai trò của các yếu tố thần kì:
+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa.
+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về chân lí ở hiền gặp lành.
+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.
Câu 5
Câu 5 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản, em lọc ra đề tài mà văn bản này thể hiện.
Lời giải chi tiết:
Đề tài của truyện: Đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người.
Câu 6
Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Từ đề tài văn bản, em tìm ra chủ đề cụ thể của văn bản rồi trình bày.
Lời giải chi tiết:
Truyện thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội.
Câu 7
Câu 7 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Từ câu chuyện đầy giá trị nhân văn này, em suy nghĩ xem chúng ta sẽ học được gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người.
Lời giải chi tiết:
Qua truyện Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.
Đề kiểm tra 15 phút
Sách bài tập phần Lịch sử- Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
CHỦ ĐỀ 9. LỰC
CHƯƠNG 1. ĐOẠN THẲNG
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6