Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta
Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"
Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 67
Hoa bìm bịp
Viết: Làm thơ lục bát
Viết: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Ôn tập bài 3 trang 79
Câu 1
Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)Phương pháp giải:Nhớ lại kiến thức về từ mượn, các biện pháp tu từ, từ láy để trả lời các câu hỏi trên.Lời giải chi tiết:a.- Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa.- Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.d.- Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc và hoa tay của người làm nên bài thơ.- Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao.
Câu 2
Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1)Phương pháp giải:Nhớ lại kiến thức về các biện pháp tu từ để trả lời các câu hỏi trên.Lời giải chi tiết:a. Từ “sẵn” được hiểu là lúc nào cần cũng có. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên.b. Điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười và giúp cho bài ca dao có nhạc điệu hơn.
Câu 3
Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1)Phương pháp giải:Đọc kĩ hai cột, sau đó nối các từ ngữ với cách giải nghĩa phù hợp nhất.Lời giải chi tiết:1 – e: Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án giải quyết.2 – g: Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng.3 – h: Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!4 – k: Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.5 – i: Một bài văn hoàn chỉnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.6 – a: Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn lại nhé!7 – b: Người thợ săn bị một con hổ tấn công.8 – c: Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.9 – đ: Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.10 – d: Bóng trăng lung linh trên mặt nước
Câu 4
Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 1)Phương pháp giải:Nhớ lại kiến thức về từ láy để trả lời các câu hỏi trên.Lời giải chi tiết:- Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. - Các từ láy đó góp phần nhấn mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hình dung rõ hơn cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.
Viết ngắn
Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.Phương pháp giải:Em có thể tìm các hình ảnh tiêu biểu như: hoa sen, ảnh Bác Hồ, Hồ Gươm, đồng lúa, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Hạ Long… để làm thành tập ảnh. Sau đó viết đoạn văn giới thiệu về những cảnh mà em đã chọn.
Lời giải chi tiết:- Các em có thể chọn trên Internet các hình ảnh sau: hoa sen, Hồ Gươm, ruộng bậc thang Sa Pa, bãi biển Đà Nẵng, đồng Tháp Mười. Trên dải đất cong cong hình chữ S này có biết bao danh lam thắng cảnh hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, suy tưởng nguồn cội, gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Tọa giữa thủ đô nước Việt là hình ảnh Hồ Gươm tôn kính với sự tích chống giặc Minh lừng lẫy của nhân dân Đại Việt. Ngược lên phía rẻo cao của đất nước, thu vào tầm mắt ta là bao la của đồi chè, hùng vĩ của núi rừng và nổi bật với mây núi Sa Pa đang bao phủ những cánh ruộng bậc thang mềm mại. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc và là biểu tượng cho sự cần cù của người Việt trong công cuộc lao động sản xuất. Việt Nam cũng tự hào là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản lúa gạo. Chạy dọc theo dải đất cong cong của miền Trung ta sẽ bắt gặp một Đà Nẵng trong lành, đáng sống với những bãi biển xanh trong, giàu tiềm năng du lịch. Trở xuống miền Tây Nam Bộ trù phú, ta bắt gặp những đóa sen thơm nổi lên giữa các đồng Tháp Mười và nhớ lại câu thơ:Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác HồTừ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.
Chương 1. Số tự nhiên
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Bài 10: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bài 6: Truyện
Đề thi giữa kì 2
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6