Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đi trong hương tràm
Chuẩn bị Câu 1
Đọc trước bài thơ Đi trong hương tràm và tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.
Phương pháp giải:
- Đọc trước bài thơ.
- Tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.
Lời giải chi tiết:
- Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).
- Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Thơ: Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Hoàng hôn lặng lẽ….
+ Các tập truyện: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc,...
+ Dịch thuật: Người đàn bà bất hạnh, Nữ điền chủ cuối cùng,...
Chuẩn bị Câu 2
Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào?
Phương pháp giải:
- Tìm nghe bài hát Đi trong hương tràm
- Nêu cảm xúc của bản thân
Lời giải chi tiết:
Lời bài hát là lời tự sự chân thật mộc mạc, độc thoại triền miên không dứt. Đó là những hồi ức về tình yêu da diết với nỗi buồn mênh mông.
Chuẩn bị Câu 3
Tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó của cây tràm với cuộc sống của mọi người.
- Nguồn: Sách báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của cây tràm: Đặc điểm nhận dạng dễ dàng từ phần thân cây có lớp vỏ dễ dàng bong tróc. Có chiều cao từ 2 – 20m đối với cây thân gỗ và 1 – 3m đối với cây thân bụi. Những phiến lá tràm mọc so le, đơn lá, phiến là dạng hình mác không cân xứng nhau. Phần đầu lá hẹp dài từ 3 – 10 cm, chiều rộng khoảng từ 10 – 20mm.
Sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung: cây tràm tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười.
Trong khi đọc Câu 1
Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 1.
- Chỉ ra những chi tiết miêu tả không gian, thời gian và hình ảnh hoa tràm.
Lời giải chi tiết:
- Không gian: trong gió, mây.
- Thời gian: buổi sáng.
- Hình ảnh hoa tràm: e ấp trong vòm lá, khắp trời hương tỏa bay.
Trong khi đọc Câu 2
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 2 và 3
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng.
Lời giải chi tiết:
Những biện pháp tu từ được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3: biện pháp điệp từ với một loạt các mệnh đề phủ định.
Trong khi đọc Câu 3
Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ 2 và khổ 3.
- Chú ý các từ ngữ được sử dụng và đưa ra sự so sánh về cách diễn đạt giữa hai khổ.
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau:
+ Sử dụng biện pháp điệp ngữ: “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”
+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa
+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, thể hiện tấm lòng nhớ thương da diết.
- Khác nhau:
Ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình khẳng định và cũng như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu.
→ Điệp cấu trúc khẳng định “Anh vẫn...” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực nhưng lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ...
Sau khi đọc Câu 1
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ
- Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ và giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trữ tình là nhân vật người con trai (anh).
- Vì xuyên suốt bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.
Trong khi đọc Câu 2
Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em"? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên
- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình
- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.
- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.
→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.
Sau khi đọc Câu 3
Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ
- Phân tích và so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm”
- Đưa ra cách hiểu về nhan đề
Lời giải chi tiết:
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm" trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.
+ Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.
+ Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.
+ Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.
→ Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.
Sau khi đọc Câu 4
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải chi tiết:
Khổ 2:
Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!
- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm
- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau
- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”
→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.
Khổ 4
- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm
- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao
- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”
→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.
Sau khi đọc Câu 5
Vì sao hình tượng "tràm" (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ "em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
Unit 6. Gender Equality
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Thu hứng
Chuyên đề 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn hóa dân gian
Chuyên đề 3. Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10