Soạn Văn 10 Cánh Diều tập 2 - siêu ngắn

Tự đánh giá trang 60

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Câu 1

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. “Em” - cô thanh niên xung phong

B. “Tôi” - người lính trên đường hành quân

C. Đồng đội của “tôi” - những người lính

D. Bạn bè của “tôi” - những người “có gương mặt em riêng”

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A. “Em” - cô thanh niên xung phong.

Câu 2

Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ?

A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh

B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong

D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong

Câu 3

Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong?

A. Khổ 1

B. Khổ 2

C. Khổ 4

D. Khổ 5

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào bài thơ => Khổ thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A. Khổ 1

Câu 4

Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung của khổ thứ tư?

A. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong

B. Cảm hứng ca ngợi, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong

C. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong

D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào bài thơ → nội dung của khổ thứ tư.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong.

Câu 5

Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng tời con gái” và tác dụng của biện pháp đó?

A. Ẩn dụ - sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong

B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong

C. Nhân hóa - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên

D. So sánh - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trờ còn mãi.

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng tời con gái” và tác dụng của biện pháp

Lời giải chi tiết:

Đáp án A. Ẩn dụ - sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong.

Câu 6

Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?

A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời

B. Tình yêu cao cả dành cho Tố Quốc

C. Tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắc

D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Tình yêu cao cả dành cho Tố Quốc.

Câu 7

Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom

Lời giải chi tiết:

     Nhan đề nhắc đến hai hình ảnh tương phản: khoảng trời và hố bom. Hố bom là hiện thực chiến tranh khốc liệt, là đau thương, mất mát. Khoảng trời trước hết gợi tâm hồn thanh khiết, cao cả của người con gái đã hi sinh, còn là biểu tượng của bình yên, của hòa bình. Vì hòa bình của dân tộc, người con gái ấy đã hi sinh.

Câu 8

Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong bài thơ

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Ôn lại kiến thức cũ

- Áp dụng vào bài thơ → biện pháp tu từ trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

     “Cái chết em xanh khoảng tời con gái” → Biện pháp tu từ ẩn dụ, tác dụng: sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong.

Câu 9

Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc?

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc.

Lời giải chi tiết:

     Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước…

Câu 10

Từ hai dòng thơ: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ?

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → cảm nhận về nhân vật “em”: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.

Lời giải chi tiết:

     Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em - cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình bước tiếp con đường chiến đấu.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi