Lời của cây
Sang thu
Ông một
Thực hành tiếng Việt bài 1
Đọc mở rộng theo thể loại: Con chim chiền chiện
Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
Ôn tập bài 1
Những cái nhìn hạn hẹp
Những tình huống hiểm nghèo
Biết người, biết ta
Thực hành tiếng Việt bài 2
Đọc mở rộng theo thể loại: Chân, tay, tai, mắt, miệng
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe
Ôn tập bài 2
Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Thực hành tiếng Việt bài 3
Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi
Ôn tập bài 3
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
Bài học từ cây cau
Thực hành tiếng Việt bài 5
Đọc mở rộng theo thể loại: Phòng tránh đuối nước
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Ôn tập bài 5
Ôn tập cuối học kì I
Hướng dẫn phân tích VB 1
Hướng dẫn phân tích VB 1
Câu 1 (trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phần mở đầu có nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh hay chưa?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản
Lời giải chi tiết:
Phần mở đầu đã nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh
Hướng dẫn phân tích VB 2
Hướng dẫn phân tích VB 2
Câu 2 (trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này hay không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần chính của văn bản
Lời giải chi tiết:
Phần chính của văn bản đã tập trung thuyết minh làm rõ 4 quy tắc của hoạt động dã ngoại theo yêu cầu của kiểu bài này.
Hướng dẫn phân tích VB 3
Hướng dẫn phân tích VB 3
Câu 3 (trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/ luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần chính của văn bản
Lời giải chi tiết:
Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/ luật lệ được sắp xếp hợp lí và văn bản sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy. Nội dung văn bản được sắp xếp và chia theo thứ tự từng phần rất rõ rệt (thứ nhất, thứ hai, thứ ba…); từ ngữ sử dụng trong văn bản là ngôn ngữ khoa học, dễ hiểu, ngắn gọn.
Hướng dẫn phân tích VB 4
Hướng dẫn phân tích VB 4
Câu 4 (trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và chú ý bố cục trình bày của văn bản
Lời giải chi tiết:
Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản được viết thành nhiều đoạn tương ứng với các nội dung điều khoản cụ thể và được đánh dấu thứ tự các điều khoản
Hướng dẫn phân tích VB 5
Hướng dẫn phân tích VB 5
Câu 5 (trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kết thúc của văn bản
Lời giải chi tiết:
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu. Trong phần này, người viết đã khẳng định lại quy tắc, nhận định về độ tin cậy, ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động trong vấn đề được nêu ra
Hướng dẫn viết
Hướng dẫn viết
(trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm
Phương pháp giải:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài
- Thu thập tư liệu
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý
- Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Lời giải chi tiết:
Giới thiệu trò chơi: Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Miêu tả cách chơi (quy tắc): Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau
Bài 2
Unit 8. I believe I can fly
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Unit 6: A Visit to a School
Review (Units 1 - 6)
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7