Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 18 31.1
Để tiến hành chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật quan sát nguyên sinh vật, cần chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ nào dưới đây?
A. Kính hiển vi, lam kính, nước cất, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
B. Kính hiển vi, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
C. Lam kính, lamen, nước cất, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
D. Kính hiển vi, lamen, nước cất, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
Phương pháp giải:
Nắm vững những nguyên liệu, dụng cụ, mẫu vật để quan sát nguyên sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
CH tr 18 31.2
Hãy trình bày cách nuôi cây mẫu dùng để quan sát nguyên sinh vật.
Phương pháp giải:
Nắm vững kiến thức về cách nuôi cấy mẫu vật để quan sát nguyên sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Cách nuôi cấy mẫu: lấy nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có ánh sáng rọi tới, cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm, rạ, cỏ khô cắt nhỏ. Đặt lọ ở chỗ có ánh sáng trong một thời gian.
CH tr 18 31.3
Hãy sắp xếp các hình sau theo đúng trình tự các bước chuẩn bị tiêu bản chứa mẫu vật quan sát nguyên sinh vật.
Phương pháp giải:
Nắm vững các bước tiến hành quan sát nguyên sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự sắp xếp đúng của các bước chuẩn bị tiêu bản chứa mẫu vật quan sát nguyên sinh vật là: d → a → c → b.
CH tr 18 31.4
Muốn quan sát được nguyên sinh vật, phải hạn chế sự di chuyển của chúng bằng cách nào? Tại sao phải làm như vậy?
Phương pháp giải:
Nắm vững lưu ý khi thực hiện quan sát nguyên sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Muốn quan sát của nguyên sinh vật, cần hạn chế sự di chuyển của chúng bằng cách cho một vài sợi bông vào trong giọt nước nuôi cấy trên lam kính trước khi đậy lamen lên.
Các sợi bông sẽ tạo nên các chuồng nhỏ, nhốt trùng roi và trùng giày ở trong.
CH tr 19 31.5
Dựa vào kết quả quan sát được bằng kính hiển vi hoặc quan sát Hình 31.2 SGK KHTN 6, hãy thực hiện và trả lời các câu hỏi sau:
Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được vào ô trống dưới đây.
Lời giải chi tiết:
CH tr 19 31.6
Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình vẽ trùng roi và trùng giày ở câu hỏi 31.5 để chỉ ra những điểm khác biệt về hình dạng và cấu tạo của 2 loại nguyên sinh vật này.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm phân biệt trùng roi và trùng giày là:
Trùng roi có lục lạp, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; trùng giày không có lục lạp, sống dị dưỡng.
Trùng roi di chuyển nhờ roi; trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
Trùng roi có điểm mắt màu đỏ; trùng giày không có.
CH tr 19 31.7
Trùng roi và trùng giày di chuyển bằng bộ phận nào trên cơ thể?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình vẽ trùng roi và trùng giày ở câu hỏi 31.5 để chỉ ra những điểm khác biệt về hình dạng và cấu tạo của 2 loại nguyên sinh vật này.
Lời giải chi tiết:
Trùng roi di chuyển nhờ roi, trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
Bài 9: Trái Đất - ngôi nhà chung
Chủ đề: Kết nối bạn bè
Đề thi học kì 1
Unit 10: My dream job
Unit 1: Towns and cities
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6