Đề bài
Câu 1: Cho hỗn hợp khí X gồm N2, Cl2, SO2, CO2, H2 qua dung dịch NaOH dư, người ta thu được các khí thoát ra gồm
A. N2, Cl2, O2.
B. Cl2, SO2, CO2.
C. N2, Cl2, H2.
D. N2, H2.
Câu 2: Nitơ phản ứng với chất nào sau đây ở điều kiện thường ?
A. Mg.
B. O2.
C. Cl2.
D. Li.
Câu 3: Nhận xét nào đúng về tính oxi hóa khử của N2 ?
A. Không có tính khử và oxi hóa.
B. Chỉ có tính khử.
C. Chỉ có tính oxi hóa.
D. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Câu 4: Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
A. (NH4)2CO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NH3 + CO2 + H2O.
B. NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HNO3.
C. NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2 + 2H2O.
D. NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HCl
Câu 5: Muối amoni là chất điện li thuộc loại:
A. Mạnh
B. Trung bình
C. Tùy gốc axit
D. Yếu
Câu 6: Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch phenolphtalein
D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 7: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
A. (b)
B. (a)
C. (d)
D. (c)
Câu 8: Nhiệt phân hết 9,4 gam một muối nitrat của kim loại M được 4 gam chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là
A. Fe
B. Cu
C. Zn
D. Mg
Câu 9: Hoà tan đến phản ứng hoàn toàn 0,1 mol FeS2 vào HNO3 đặc nóng dư. Thể tích NO2 bay ra (ở đktc, biết rằng N+4 là sản phẩm khử duy nhất của N+5) là
A. 11,2lít
B. 22,4lít
C. 33,6lít
D. 44,8lít
Câu 10: Cho 6 mol N2 và 20 mol H2 vào bình kín. Tại thời điểm cân bằng thu được 18 mol hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 trên.
A. 75%
B. 50,67%
C. 66,67%
D. 85%
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Đáp án D
Câu 2:
Đáp án D
Câu 3:
Đáp án D
Câu 4:
Đáp án B
Câu 5:
Tất cả các muối amoni đều tan nhiều tronng nước và phân li hoàn toàn thành các ion.
Đáp án A
Câu 6:
Ta dùng NaOH vì
Đáp án B
Câu 7:
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.
2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Đáp án D
Câu 8:
TH1: Nếu muối nitrat của M là Fe(NO3)2
4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
47/900 mol 0,025 mol => loại
TH2: Muối nitrat có hóa trị không đổi khi nhiệt phân
2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2O2
\(\frac{9,4}{M+62n}$ → $\frac{4,7}{M+62n}\)
\(=>\,\,\frac{4,7}{M+62n}\,\,=\,\,\frac{4}{2M+16n}=>M=32n\)
Với n = 2 => M = 64 => M là Cu
Đáp án B
Câu 9:
Xét quá trình cho – nhận e:
\(\begin{align}& Fe{{S}_{2}}\to \,\,F{{e}^{3+}}+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,\,1e\,\,\to \,\,\overset{+4}{\mathop{N}}\,{{O}_{2}} \\ & 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1,5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1,5\,\,\,\,\to \,\,\,\,1,5 \\ \end{align}\)
=> VNO2 = 1,5.22,4 = 33,6 lít
Đáp án C
Câu 10:
N2 + 3 H2 ó 2NH3
có 6 20
p/u x 3x 2x
sau 6-x 20-3x 2x
6-x + 20-3x+ 2x=18
=> 26-2x=18
=> x=4
\(\frac{{n{H_2}}}{{n{N_2}}} = \frac{{20}}{6} = 3,33 > 3\)=> Tính H theo N2
\(H\% = \frac{{n{N_{2(p/u)}}}}{{n{N_{2(bd)}}}}.100\% = \frac{4}{6}.100 = 66,67\% \)
Đáp án C
Chương 6: Hợp chất carbonyl - Carboxylic acid
Phần một. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Hello!
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Hóa học 11
Chuyên đề 2. Một số vấn đề về du lịch thế giới
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11