Đề bài
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Chọn khẳng định đúng
A. \(\frac{3}{2} \in \mathbb{Q}.\)
| B. \(\frac{3}{2} \in \mathbb{Z}\). |
C. \(\frac{{ - 9}}{5} \notin \mathbb{Q}\). | D. \( - 6 \in \mathbb{N}\). |
Câu 2. Số hữu tỉ dương là
A. \(\frac{{ - 11}}{3}.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\) | B. \( - \frac{{12}}{5}.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\) |
C. \(\frac{{ - 5}}{{ - 7}}.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\) | D. \(\frac{{15}}{{ - 13}}.\)
|
Câu 3. Kết quả phép tính \(\frac{3}{7} + \frac{4}{7}.\frac{{ - 21}}{{35}}\) là
A. \(\frac{3}{{35}}\). | B. \(\frac{{ - 21}}{{35}}\). |
C. \(\frac{{ - 11}}{{35}}\). | D. \(\frac{{11}}{{35}}\). |
Câu 4. Giá trị của \(x\) trong phép tính \(\frac{2}{5} - x = \frac{1}{3}\) bằng
A. \(\frac{7}{{30}}.\) | B. \(\frac{{ - 1}}{{15}}.\) |
C. \(\frac{{11}}{{15}}.\) | D. \(\frac{1}{{15}}.\) |
Câu 5. Căn bậc hai số học của 81 là
A. 9 và -9 | B. \(\frac{{ - 1}}{{81}}.\) |
C. \( - 9.\) | D. \(9.\) |
Câu 6. Khẳng định đúng là
A. \(\left| { - 3,5} \right| = - 3,5\) | B. \(\left| { - 3,5} \right| = 3,5.\) |
C. \(\left| { - 3,5} \right| = \pm 3,5\) | D. \(\left| { - 3,5} \right| > 3,5.\) |
Câu 7. Số nào trong các số dưới đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
A. \(\frac{{ - 7}}{{15}}\). | B. \(\frac{{ - 7}}{{24}}\). |
C. \(\frac{{ - 5}}{{32}}\). | D. \(\frac{{12}}{{45}}\). |
Câu 8. Giá trị của x trong đẳng thức - 0,6 = 1,4 là
A. 2 hoặc -2. | B. 0,6 hoặc -0,6. |
C. 2. | D. -2. |
Câu 9. Giá trị của đẳng thức\(\sqrt {2 + 3 + 4 + 3 + 4} \)
A. 16. | B. -16. |
C. 4. | D. -4. |
Câu 10. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c biết \(a \bot c\)và \(c \bot b\). Kết luận nào đúng?
A. \(a//b.\) | B. \(c//b.\) |
C. \(c \bot b.\) | D. \(c//a.\) |
Câu 11. Cho hình vẽ số đo góc “?” ở hình vẽ là
A. 1300. | B. 650. |
C. 900. | D. 500. |
Câu 12. Cho hình vẽ số đo góc tại đỉnh C ở hình vẽ là
A. 1150. | B. 650. |
C. 900. | D. 500. |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. ( 2,0 điểm)
1. So sánh: - 3,7634 và – 3,7654.
2. Thực hiện các phép tính sau
a. \(\frac{2}{9} - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{5}{{18}}\) | b. \(17\frac{1}{3}.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right) - 10\frac{1}{3}.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right)\) |
Bài 2. ( 1,75 điểm) Tìm x, biết
a. x + 4,5 = 7,5 | b. \(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{4}{9}\) | c. |x| - 0,7 = 1,3 |
Bài 3. (2,25 điểm) Cho hình vẽ bên. Biết hai đường thẳng a và b song song với nhau và \(\widehat {{A_1}} = {70^0}\).
1. Hãy viết tên các cặp so le trong và các cặp góc trong cùng phía.
2. Tính số đo của \(\widehat {{A_3}};\,\widehat {{B_3}}\)
3. Kẻ đường thẳng c vuông góc với đường thẳng a tại M.
Chứng tỏ rằng: c \( \bot \) b
Bài 4. ( 1,0 điểm). So sánh A và B biết:
\(A = \frac{{{{2023}^{2023}} + 1}}{{{{2023}^{2024}} + 1}}\) và \(B = \frac{{{{2023}^{2022}} + 1}}{{{{2023}^{2023}} + 1}}\)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-------- Hết --------
Lời giải
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: A | Câu 2: C | Câu 3: A | Câu 4: D | Câu 5: D | Câu 6: B |
Câu 7. C | Câu 8. A | Câu 9. C | Câu 10. A | Câu 11. B | Câu 12. C |
Câu 1. Chọn khẳng định đúng
A. \(\frac{3}{2} \in \mathbb{Q}.\)
| B. \(\frac{3}{2} \in \mathbb{Z}\). |
C. \(\frac{{ - 9}}{5} \notin \mathbb{Q}\). | D. \( - 6 \in \mathbb{N}\). |
Phương pháp
Dựa vào khái niệm các tập hợp đã học.
Lời giải
\(\frac{3}{2}\) là số hữu tỉ nên \(\frac{3}{2} \in \mathbb{Q}.\)
Đáp án A.
Câu 2. Số hữu tỉ dương là
A. \(\frac{{ - 11}}{3}.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\) | B. \( - \frac{{12}}{5}.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\) |
C. \(\frac{{ - 5}}{{ - 7}}.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\) | D. \(\frac{{15}}{{ - 13}}.\)
|
Phương pháp
Dựa vào khái niệm số hữu tỉ.
Lời giải
\(\frac{{ - 5}}{{ - 7}} = \frac{5}{7}\) nên là số hữu tỉ dương.
Đáp án C.
Câu 3. Kết quả phép tính \(\frac{3}{7} + \frac{4}{7}.\frac{{ - 21}}{{35}}\) là
A. \(\frac{3}{{35}}\). | B. \(\frac{{ - 21}}{{35}}\). |
C. \(\frac{{ - 11}}{{35}}\). | D. \(\frac{{11}}{{35}}\). |
Phương pháp
Dựa vào quy tắc tính với số hữu tỉ.
Lời giải
\(\begin{array}{l}\frac{3}{7} + \frac{4}{7}.\frac{{ - 21}}{{35}} = \frac{3}{7} + \frac{4}{7}.\frac{{ - 3}}{5} = \frac{3}{7} + \frac{{ - 12}}{{35}}\\ = \frac{{3.5 - 12}}{{35}} = \frac{3}{{35}}\end{array}\)
Đáp án A.
Câu 4. Giá trị của \(x\) trong phép tính \(\frac{2}{5} - x = \frac{1}{3}\) bằng
A. \(\frac{7}{{30}}.\) | B. \(\frac{{ - 1}}{{15}}.\) |
C. \(\frac{{11}}{{15}}.\) | D. \(\frac{1}{{15}}.\) |
Phương pháp
Sử dụng quy tắc trừ để tìm x.
Lời giải
\(\begin{array}{l}\frac{2}{5} - x = \frac{1}{3}\\x = \frac{2}{5} - \frac{1}{3}\\x = \frac{1}{{15}}\end{array}\).
Vậy \(x = \frac{1}{{15}}\)
Đáp án D.
Câu 5. Căn bậc hai số học của 81 là
A. 9 và -9 | B. \(\frac{{ - 1}}{{81}}.\) |
C. \( - 9.\) | D. \(9.\) |
Phương pháp
Dựa vào kiến thức về căn bậc hai số học.
Lời giải
Căn bậc hai số học của 81 là 9.
Đáp án D.
Câu 6. Khẳng định đúng là
A. \(\left| { - 3,5} \right| = - 3,5\) | B. \(\left| { - 3,5} \right| = 3,5.\) |
C. \(\left| { - 3,5} \right| = \pm 3,5\) | D. \(\left| { - 3,5} \right| > 3,5.\) |
Phương pháp
Dựa vào kiến thức về giá trị tuyệt đối.
Lời giải
Vì -3,5 < 0 nên |-3,5| = - (-3,5) = 3,5.
Đáp án B.
Câu 7. Số nào trong các số dưới đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
A. \(\frac{{ - 7}}{{15}}\). | B. \(\frac{{ - 7}}{{24}}\). |
C. \(\frac{{ - 5}}{{32}}\). | D. \(\frac{{12}}{{45}}\). |
Phương pháp
Dựa vào kiến thức về số thập phân hữu hạn.
Lời giải
\(\frac{{ - 7}}{{15}} = - 0,4(6)\).
\(\frac{{ - 7}}{{24}} = - 0,291(6)\).
\(\frac{{ - 5}}{{32}} = - 0,15625\).
\(\frac{{12}}{{45}} = 0,2(6)\).
Đáp án C.
Câu 8. Giá trị của x trong đẳng thức |x| - 0,6 = 1,4 là
A. 2 hoặc -2. | B. 0,6 hoặc -0,6. |
C. 2. | D. -2. |
Phương pháp
Sử dụng quy tắc cộng và kiến thức về giá trị tuyệt đối để tìm x.
Lời giải
|x| - 0,6 = 1,4
|x| = 1,4 + 0,6
|x| = 2
Vậy x = 2 hoặc x = -2.
Đáp án A.
Câu 9. Giá trị của đẳng thức \(\sqrt {2 + 3 + 4 + 3 + 4} \)
A. 16. | B. -16. |
C. 4. | D. -4. |
Phương pháp
Sử dụng quy tắc cộng và kiến thức về căn bậc hai để tính giá trị của đẳng thức.
Lời giải
\(\sqrt {2 + 3 + 4 + 3 + 4} = \sqrt {16} = 4\)
Đáp án C.
Câu 10. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c biết \(a \bot c\)và \(c \bot b\). Kết luận nào đúng?
A. \(a//b.\) | B. \(c//b.\) |
C. \(c \bot b.\) | D. \(c//a.\) |
Phương pháp
Dựa vào kiến thức về hai đường thẳng song song.
Lời giải
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song. Vậy nếu biết \(a \bot c\)và \(c \bot b\) ta suy ra a // b.
Đáp án A.
Câu 11. Cho hình vẽ số đo góc “?” ở hình vẽ là
A. 1300. | B. 650. |
C. 900. | D. 500. |
Phương pháp
Dựa vào tính chất hai góc đối đỉnh.
Lời giải
Quan sát hình vẽ, ta thấy \(? = {65^0}\).
Đáp án D.
Câu 12. Cho hình vẽ số đo góc tại đỉnh C ở hình vẽ là
A. 1150. | B. 650. |
C. 900. | D. 500. |
Phương pháp
Tính số đo góc dBA, so sánh với góc BDC để xét AB // CD.
Lời giải
Ta có góc dBA kề bù với góc 650 nên \(\widehat {dBA} = {180^0} - {65^0} = {115^0} = \widehat {BDC}\).
Mà góc dBA và góc BDC là hai góc đồng vị nên AB // CD.
Do đó, \(\widehat C = \widehat A = {90^0}\)(hai góc đồng vị).
Đáp án C.
Phần tự luận.
Bài 1. ( 2,0 điểm)
1. So sánh: - 3,7634 và – 3,7654.
2. Thực hiện các phép tính sau
a. \(\frac{2}{9} - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{5}{{18}}\) | b. \(17\frac{1}{3}.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right) - 10\frac{1}{3}.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right)\) |
Phương pháp
1. So sánh 3,7634 với 3,7654, số nào lớn hơn thì thêm dấu trừ sẽ là số nhỏ hơn.
2. Sử dụng các quy tắc tính toán với số hữu tỉ để thực hiện phép tính.
Lời giải
1. Ta có: 3,7634 < 3,7654 nên – 3,7634 > - 3,7654.
2.
a. \(\frac{2}{9} - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{5}{{18}}\)
\(\begin{array}{l}\frac{2}{9} - \frac{1}{4} + \frac{5}{{18}}\\ = \left( {\frac{2}{9} + \frac{5}{{18}}} \right) - \frac{1}{4}\\ = \frac{1}{2} - \frac{1}{4}\\ = \frac{1}{4}\end{array}\)
b. \(17\frac{1}{3}.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right) - 10\frac{1}{3}.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right)\)
\(\begin{array}{l}\left( {17\frac{1}{3} - 10\frac{1}{3}} \right).\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right)\\ = 7.\left( {\frac{{ - 5}}{7}} \right)\\ = - 5\end{array}\)
Bài 2. ( 1,75 điểm) Tìm x, biết
a. x + 4,5 = 7,5 | b. \(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{4}{9}\) | c. |x| - 0,7 = 1,3 |
Phương pháp
Dựa vào quy tắc tính để tìm x.
Lời giải
a. x + 4,5 = 7,5
x = 7,5 – 4,5
x = 3
Vậy x = 3.
b. \(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{4}{9}\)
\(\begin{array}{l}\frac{2}{3}.x = \frac{4}{9} - \frac{1}{2}\\\frac{2}{3}x = - \frac{1}{{18}}\\x = - \frac{1}{{18}}:\frac{2}{3}\\x = - \frac{1}{{12}}\end{array}\)
Vậy \(x = - \frac{1}{{12}}\).
c. |x| - 0,7 = 1,3
|x| = 1,3 + 0,7
|x| = 2
x = -2 hoặc x = 2.
Vậy x = -2 hoặc x = 2.
Bài 3. (2,25 điểm) Cho hình vẽ bên. Biết hai đường thẳng a và b song song với nhau và \(\widehat {{A_1}} = {70^0}\).
1. Hãy viết tên các cặp so le trong và các cặp góc trong cùng phía.
2. Tính số đo của \(\widehat {{A_3}};\,\widehat {{B_3}}\)
3. Kẻ đường thẳng c vuông góc với đường thẳng a tại M.
Chứng tỏ rằng: c \( \bot \) b
Phương pháp
1. Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song.
2. Dựa vào hai góc đối đỉnh và tính chất các góc của hai đường thẳng song song.
3. Dựa vào quan hệ giữa tính vuông góc và song song.
Lời giải
1. Ta có a // b nên các cặp góc so le trong là: \(\widehat {{A_1}}\) và \(\widehat {{B_3}}\), \(\widehat {{A_4}}\) và \(\widehat {{B_2}}\).
Các cặp góc trong cùng phía là \(\widehat {{A_1}}\) và \(\widehat {{B_2}}\), \(\widehat {{A_4}}\) và \(\widehat {{B_3}}\).
2. Ta có \(\widehat {{A_1}}\) và \(\;\widehat {{A_3}}\) là hai góc đối đỉnh nên \(\widehat {{A_1}}\) = \(\;\widehat {{A_3}}\) = 700.
Vì a // b nên ta có \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_3}}\) (hai góc đồng vị) nên \(\;\widehat {{A_3}}\)= \(\widehat {{B_3}}\) = 700.
3. Vì a \( \bot \) c và a // b nên b \( \bot \) c (mối quan hệ giữa tính vuông góc và song song.
Bài 4. ( 1,0 điểm). So sánh A và B biết:
\(A = \frac{{{{2023}^{2023}} + 1}}{{{{2023}^{2024}} + 1}}\) và \(B = \frac{{{{2023}^{2022}} + 1}}{{{{2023}^{2023}} + 1}}\)
Phương pháp
Nhân cả A và B với 2023, đưa A và B về so sánh 2 phân số cùng tử, từ đó so sánh được A và B.
Lời giải
Nhân A với 2023, ta được: \(2023A = \frac{{2023\left( {{{2023}^{2023}} + 1} \right)}}{{{{2023}^{2024}} + 1}} = \frac{{{{2023}^{2024}} + 2023}}{{{{2023}^{2024}} + 1}} = 1 + \frac{{2022}}{{{{2023}^{2024}} + 1}}\).
Nhân B với 2023, ta được: \(2023B = \frac{{2023\left( {{{2023}^{2022}} + 1} \right)}}{{{{2023}^{2023}} + 1}} = \frac{{{{2023}^{2023}} + 2023}}{{{{2023}^{2023}} + 1}} = 1 + \frac{{2022}}{{{{2023}^{2023}} + 1}}\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}{2023^{2024}} > {2023^{2023}}\\{2023^{2024}} + 1 > {2023^{2023}} + 1\\\frac{1}{{{{2023}^{2024}} + 1}} < \frac{1}{{{{2023}^{2023}} + 1}}\\\frac{{2022}}{{{{2023}^{2024}} + 1}} < \frac{{2022}}{{{{2023}^{2023}} + 1}}\\1 + \frac{{2022}}{{{{2023}^{2024}} + 1}} < 1 + \frac{{2022}}{{{{2023}^{2023}} + 1}}\\2023A < 2023B\\A < B\end{array}\)
Vậy A < B.
Progress Review 4
Unit 3: Arts & Music
Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7
Bài 4. Nghị luận văn học
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7