Đọc hiểu "Khát vọng" và "Vai trò của nước sạch với sự sống của con người"
Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ & "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
Đọc hiểu "Nhớ đồng" của Tố Hữu và "Giăng sáng" của Nam Cao
Đọc hiểu "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam
Đọc hiểu đề 5
Đọc hiểu đề 6
Đọc hiểu đề 7
Đọc hiểu đề 8
Đọc hiểu đề 9
Đọc hiểu đề 10
Đọc hiểu đề 11
Đọc hiểu đề 12
Đọc hiểu đề 13
Đọc hiểu đề 14
Đọc hiểu đề 15
Đọc hiểu đề 16
Đọc hiểu đề 17
Đọc hiểu đề 18
Đọc hiểu đề 19
Đọc hiểu đề 20
Đọc hiểu đề 21
Đọc hiểu đề 22
Đọc hiểu đề 23
Đọc hiểu đề 24
Đọc hiểu đề 25
Đọc hiểu đề 26
Đọc hiểu đề 27
Đọc hiểu đề 28
Đọc hiểu đề 29
Đọc hiểu đề 30
Đọc hiểu đề 31
Đọc hiểu đề 32
Đọc hiểu đề 33
Đọc hiểu đề 34
Đọc hiểu đề 35
Đọc hiểu đề 36
Đọc hiểu đề 37
Đọc hiểu đề 38
Đọc hiểu đề 39
Đọc hiểu đề 40
Đọc hiểu đề 41
Đọc hiểu đề 42
Đọc hiểu đề 43
Đọc hiểu đề 44
Đọc hiểu đề 45
Đọc hiểu đề 46
Đọc hiểu đề 47
Đọc hiểu đề 48
Đọc hiểu đề 49
Đọc hiểu đề 50
Đọc hiểu đề 51
Đọc hiểu đề 52
Đọc hiểu đề 53
Đọc hiểu đề 54
Đọc hiểu đề 55
Đọc hiểu đề 56
Đọc hiểu đề 57
Đọc hiểu đề 58
Đọc hiểu đề 59
Đọc hiểu đề 60
Đọc hiểu đề 61
Đọc hiểu đề 62
Đọc hiểu đề 63
Đọc hiểu đề 64
Đọc hiểu đề 65
Đọc hiểu đề 66
Đọc hiểu đề 67
Đọc hiểu đề 68
Đọc hiểu đề 69
Đọc hiểu đề 70
Đọc hiểu đề 71
Đọc hiểu đề 72
Đọc hiểu đề 73
Đọc hiểu đề 74
Đọc hiểu đề 75
Đọc hiểu đề 76
Đọc hiểu đề 77
Đọc hiểu đề 78
Đọc hiểu đề 79
Đọc hiểu đề 80
Đọc hiểu đề 81
Đọc hiểu đề 82
Đọc hiểu đề 83
Đọc hiểu đề 84
Đọc hiểu đề 85
Đọc hiểu đề 86
Đọc hiểu đề 87
Đọc hiểu đề 88
Đọc hiểu đề 89
Đọc hiểu đề 90
Đọc hiểu đề 91
Đọc hiểu đề 92
Đọc hiểu đề 93
Đọc hiểu đề 94
Đọc hiểu đề 95
Đọc hiểu đề 96
Đọc hiểu đề 97
Đọc hiểu đề 98
Đọc hiểu đề 99
Đọc hiểu đề 100
Đề bài
Anh/chị hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể.
Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cám dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học , muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,…) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội, bóng đá,…) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời.
Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác.
Bản thân tôi đến ngày nay hãy còn vào ra lớp học với một niềm sau mê tươi trẻ, ngay cả trong những thời khắc không thuận lợi. Ngồi nhẩm lại, tôi làm công việc như thế này đã trên bốn mươi năm. Tôi bỗng nhiên tự hỏi: “cái tôi” năm xưa và “ cái tôi” năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người còn bền hơn bộ máy cơ khí ư? Dẫu mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là niềm khao khát biết thêm, biết hơn, hoàn toàn phi vật chất và những tế bào não bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường luân vũ thường xuân.
Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc trong suốt thời gian ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc áo ren vàng, rua bạc, rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lừa qua lỗ rách.
May quá, tôi chỉ đam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy trắng mực đen và những nét chữ.
Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu. Sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.
Nguồn -Đam mê-VietNam net.vn
Câu 1: Đặt tên cho văn bản trên
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên
Câu 4: Nêu ý hiểu của anh chị về câu nói “ Sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta tự đốt lên mà thôi”
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Đặt tên cho văn bản: Học sinh có thể chọn nhiều tên khác nhau, nhưng phải bao quát được nội dung của văn bản.
Học sinh có thể tham khảo tên sau:
+ Đam mê
+ Đam mê – ngọn lửa sinh tồn hay ngọn lửa hủy diệt
+ Ngọn lửa đam mê
Câu 2:
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận
Câu 3:
- Biện pháp liệt kê “Một người không ham thích một cái gì là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể”. Biện pháp liệt kê có tác dụng nhấn mạnh sự hiện hữu của đam mê trong tâm hồn mỗi con người, phàm đã sinh ra là người, bất kì ai cũng ẩn chứa trong mình một niềm đam mê với một điều gì đó, là cụ thể hay chỉ là ý niệm.
- Biện pháp so sánh: Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt, cả hai quấn quýt nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu. Sống chết đều là một ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi.” So sánh đam mê với ngọn lửa là một hình ảnh chuẩn xác, ấn tượng. Ngọn lửa đam mê ấy cháy lên trong lòng người và vì chúng ta có thể đam mê nhiều thứ tốt hoặc xấu nên nó có thể là ngọn lửa sinh tồn hoặc hủy diệt. Cuộc đời chúng ta, suy cho cùng, là kết quả của ngọn lửa chúng ta thắp lên trong lòng ấy thôi.
Câu 4:
Sống chết đều là một ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi.
- Sống, chết: là hai trạng thái của con người, của sinh tồn. Sống là còn trao đổi chất, còn sự sống. Chết là lâm vào trạng thái các bộ phận ngừng hạt động, tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông, là hết một kiếp người.
- Ngọn lửa: là ngọn lửa đam mê
- Hai ngọn lửa: ngọn lửa sinh tồn hoặc ngọn lửa hủy diệt của đam mê
- Do ta tự đốt lên: nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lựa chọn từ con người. Cuộc đời chúng ta sống hay chết là do chính chúng ta quyết định.
=> Cả câu nói ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc: Đam mê là rất quan trọng nhưng phải đam mê cái gì và sống với đam mê như thế nào. Chúng ta sống hay chết, cuộc đời ý nghĩa hay vô nghĩa là do chính những đam mê ta đã chọn quyết định.
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Tổng hợp từ vựng lớp 12 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 12
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 8 – Hóa học 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 3 – Hóa học 12