Đọc hiểu "Khát vọng" và "Vai trò của nước sạch với sự sống của con người"
Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ & "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
Đọc hiểu "Nhớ đồng" của Tố Hữu và "Giăng sáng" của Nam Cao
Đọc hiểu "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam
Đọc hiểu đề 5
Đọc hiểu đề 6
Đọc hiểu đề 7
Đọc hiểu đề 8
Đọc hiểu đề 9
Đọc hiểu đề 10
Đọc hiểu đề 11
Đọc hiểu đề 12
Đọc hiểu đề 13
Đọc hiểu đề 14
Đọc hiểu đề 15
Đọc hiểu đề 16
Đọc hiểu đề 17
Đọc hiểu đề 18
Đọc hiểu đề 19
Đọc hiểu đề 20
Đọc hiểu đề 21
Đọc hiểu đề 22
Đọc hiểu đề 23
Đọc hiểu đề 24
Đọc hiểu đề 25
Đọc hiểu đề 26
Đọc hiểu đề 27
Đọc hiểu đề 28
Đọc hiểu đề 29
Đọc hiểu đề 30
Đọc hiểu đề 31
Đọc hiểu đề 32
Đọc hiểu đề 33
Đọc hiểu đề 34
Đọc hiểu đề 35
Đọc hiểu đề 36
Đọc hiểu đề 37
Đọc hiểu đề 38
Đọc hiểu đề 39
Đọc hiểu đề 40
Đọc hiểu đề 41
Đọc hiểu đề 42
Đọc hiểu đề 43
Đọc hiểu đề 44
Đọc hiểu đề 45
Đọc hiểu đề 46
Đọc hiểu đề 47
Đọc hiểu đề 48
Đọc hiểu đề 49
Đọc hiểu đề 50
Đọc hiểu đề 51
Đọc hiểu đề 52
Đọc hiểu đề 53
Đọc hiểu đề 54
Đọc hiểu đề 55
Đọc hiểu đề 56
Đọc hiểu đề 57
Đọc hiểu đề 58
Đọc hiểu đề 59
Đọc hiểu đề 60
Đọc hiểu đề 61
Đọc hiểu đề 62
Đọc hiểu đề 63
Đọc hiểu đề 64
Đọc hiểu đề 65
Đọc hiểu đề 66
Đọc hiểu đề 67
Đọc hiểu đề 68
Đọc hiểu đề 69
Đọc hiểu đề 70
Đọc hiểu đề 71
Đọc hiểu đề 72
Đọc hiểu đề 73
Đọc hiểu đề 74
Đọc hiểu đề 75
Đọc hiểu đề 76
Đọc hiểu đề 77
Đọc hiểu đề 78
Đọc hiểu đề 79
Đọc hiểu đề 80
Đọc hiểu đề 81
Đọc hiểu đề 82
Đọc hiểu đề 83
Đọc hiểu đề 84
Đọc hiểu đề 85
Đọc hiểu đề 86
Đọc hiểu đề 87
Đọc hiểu đề 88
Đọc hiểu đề 89
Đọc hiểu đề 90
Đọc hiểu đề 91
Đọc hiểu đề 92
Đọc hiểu đề 93
Đọc hiểu đề 94
Đọc hiểu đề 95
Đọc hiểu đề 96
Đọc hiểu đề 97
Đọc hiểu đề 98
Đọc hiểu đề 99
Đọc hiểu đề 100
Đề bài
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
“…tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng…”
(Trích “Đàn ghi ta của Lorca” – Thanh Thảo)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh tiếng đàn (cây đàn).
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
(Thể thơ tự do với phong cách tượng trưng có pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca: đề nghị lối viết tự động, cho rằng thơ là mạch cảm xúc tuôn tràn nên dường như không mạch lạc, hình ảnh mới lạ, không viết hoa đầu dòng, không ngắt câu).
Câu 2.
Nội dung chính của đoạn thơ:
- 6 dòng thơ đầu: diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ Lor-ca đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật:
+ Mỗi tiếng ghi ta là một hình dung về cái chết thảm khốc của Lor-ca.
+ Mỗi tiếng ghi ta còn là một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái chết ấy.
- 4 dòng thơ cuối: thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi, sự nghiệp Lor-ca
+ Niềm tiếc thương đối với Lor-ca, người nghệ sĩ với khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật.
+ Nỗi xót xa những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục
+ Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
Câu 3.
2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: nhà thơ đã nhân hóa “tiếng ghi-ta” thành một nhân vật (Lor-ca), một cá thể con người đang “ròng ròng máu chảy”. Cách nhân hóa này có sức ám ảnh rất đặc biệt, có sức gợi cảm rất lớn, nó vừa nói lên nỗi bi phẫn của Lor-ca, vừa gợi lên nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước tấn bi kịch của Lor-ca. Với cách nhân hóa này, nhà thơ Thanh Thảo đã cho chúng ta thấy: âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn, thành cả sinh thể, thân thể.
- Điệp từ: tiếng ghi ta
=> Nhấn mạnh, lặp đi lặp lại nhiều lần hình ảnh tiếng đàn để bộc lộ cảm xúc và gợi ra những trường liên tưởng khác nhau – tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn Lor-ca.
Câu 4.
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh tiếng đàn (cây đàn):
Tiếng đàn được đặt trong những trường liên tưởng khác nhau, gợi nỗi đau đớn bất ngờ trước sự mất mát, trước cái chết của Lor-ca. Tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn Lor-ca:
- “Tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy”: có thể gợi liên tưởng tiếng đàn đến nỗi đau đớn của một cô gái có nước da nâu, người yêu của Lor-ca.
- “Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”: cũng có thể được hiểu như sự sống vĩnh cửu của tiếng đàn.
- “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” hay là sóng dậy từ tiếng đàn uất hận của người nghệ sĩ chiến đấu?
- Người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, cho cuộc sống tốt đẹp có thể bị giết nhưng tiếng đàn – tâm hồn của Lor-ca thì bất tử. Không thể chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn bất diệt như cỏ mọc hoang, có sức sống mãnh liệt.
…
=> Có thể có những cách cảm nhận khác nhau. Những hình tượng siêu thực cho phép mở rộng liên tưởng vô bờ mà cách đọc như trên chỉ là một. Dẫu cho các hình tượng rất khó đọc một cách chính xác theo cách đọc duy lý thông thường nhưng nếu ta hiểu được tình cảm của người viết với người nghệ sĩ Lor-ca thì có thể lý giải các hình tượng ấy.
Unit 9. Choosing a Career
Tải 5 đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 – Hóa học 12
Những kiến thức cần nhớ để đạt điểm cao phần đọc hiểu
Unit 1: Home Life - Đời sống gia đình
Unit 16. The Association of Southeast Asian Nations