Đọc hiểu "Khát vọng" và "Vai trò của nước sạch với sự sống của con người"
Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ & "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
Đọc hiểu "Nhớ đồng" của Tố Hữu và "Giăng sáng" của Nam Cao
Đọc hiểu "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam
Đọc hiểu đề 5
Đọc hiểu đề 6
Đọc hiểu đề 7
Đọc hiểu đề 8
Đọc hiểu đề 9
Đọc hiểu đề 10
Đọc hiểu đề 11
Đọc hiểu đề 12
Đọc hiểu đề 13
Đọc hiểu đề 14
Đọc hiểu đề 15
Đọc hiểu đề 16
Đọc hiểu đề 17
Đọc hiểu đề 18
Đọc hiểu đề 19
Đọc hiểu đề 20
Đọc hiểu đề 21
Đọc hiểu đề 22
Đọc hiểu đề 23
Đọc hiểu đề 24
Đọc hiểu đề 25
Đọc hiểu đề 26
Đọc hiểu đề 27
Đọc hiểu đề 28
Đọc hiểu đề 29
Đọc hiểu đề 30
Đọc hiểu đề 31
Đọc hiểu đề 32
Đọc hiểu đề 33
Đọc hiểu đề 34
Đọc hiểu đề 35
Đọc hiểu đề 36
Đọc hiểu đề 37
Đọc hiểu đề 38
Đọc hiểu đề 39
Đọc hiểu đề 40
Đọc hiểu đề 41
Đọc hiểu đề 42
Đọc hiểu đề 43
Đọc hiểu đề 44
Đọc hiểu đề 45
Đọc hiểu đề 46
Đọc hiểu đề 47
Đọc hiểu đề 48
Đọc hiểu đề 49
Đọc hiểu đề 50
Đọc hiểu đề 51
Đọc hiểu đề 52
Đọc hiểu đề 53
Đọc hiểu đề 54
Đọc hiểu đề 55
Đọc hiểu đề 56
Đọc hiểu đề 57
Đọc hiểu đề 58
Đọc hiểu đề 59
Đọc hiểu đề 60
Đọc hiểu đề 61
Đọc hiểu đề 62
Đọc hiểu đề 63
Đọc hiểu đề 64
Đọc hiểu đề 65
Đọc hiểu đề 66
Đọc hiểu đề 67
Đọc hiểu đề 68
Đọc hiểu đề 69
Đọc hiểu đề 70
Đọc hiểu đề 71
Đọc hiểu đề 72
Đọc hiểu đề 73
Đọc hiểu đề 74
Đọc hiểu đề 75
Đọc hiểu đề 76
Đọc hiểu đề 77
Đọc hiểu đề 78
Đọc hiểu đề 79
Đọc hiểu đề 80
Đọc hiểu đề 81
Đọc hiểu đề 82
Đọc hiểu đề 83
Đọc hiểu đề 84
Đọc hiểu đề 85
Đọc hiểu đề 86
Đọc hiểu đề 87
Đọc hiểu đề 88
Đọc hiểu đề 89
Đọc hiểu đề 90
Đọc hiểu đề 91
Đọc hiểu đề 92
Đọc hiểu đề 93
Đọc hiểu đề 94
Đọc hiểu đề 95
Đọc hiểu đề 96
Đọc hiểu đề 97
Đọc hiểu đề 98
Đọc hiểu đề 99
Đọc hiểu đề 100
Đề bài
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người chúng ta đều có bóng dáng lý tưởng của mình, nhưng tại sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?
(…) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chủ tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể được thành công.
Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thực sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.
(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb Văn học, tr.160-161)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Dựa vào văn bản trên, anh/chị hãy nêu những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối. Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối?
Câu 3: Gọi tên và nêu tác dụng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử dụng trong văn bản?
Câu 4: Anh/chị hãy đánh giá thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong văn bản
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản: Thao tác lập luận so sánh
Câu 2:
- Những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối:
+ Mỗi con rối đóng một vai khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật.
+ Những con rối bị những sợi dây mảnh do con người điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Con rối bị những đôi tay vô hình sắp đặt.
- Tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối, vì:
+ Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt.
+ Con người làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm. Cũng giống như con rối, không biết mình đang làm gì nhưng không thể dừng lại được.
Câu 3:
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử dụng trong văn bản:
- Câu trần thuật: dùng để nhận định, trình bày suy nghĩ, đánh giá của người viết về hiện tượng con người quên mất chính mình, chạy theo tâm lý đám đông trong thực tế. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người cần biết thứ mình muốn và việc mình thích làm là gì, từ đó có những hành động cụ thể để có được thành công.
- Câu nghi vấn: dùng để hỏi, bộc lộ thái độ, cảm xúc trước hiện tượng hiệu ứng đám đông trong thực tế.
Câu 4:
Thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong văn bản:
- Phê phán việc con người luôn mải mê chạy về phía đám đông dù đó không phải là mục tiêu của cuộc đời mình, không phải điều mình thực sự cần. Kết quả là “tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được”.
- Nhắc nhở con người cần xác định mình muốn làm gì, rồi hãy dùng phần tinh thần và sức lực để chạy theo người khác cho việc chủ tâm vào công việc của mình thì sẽ có được thành công.
- Quan trọng, con người cần xác định mục tiêu đúng đắn cho mình trong cuộc đời, đừng để bản thân trở thành con rối bị điều khiển trong tay người khác hay chỉ mải mê chạy về phía đám đông. Trong mỗi người đều có những thứ mình muốn và việc mình thích làm, hãy tập trung vào những điều đó để đem lại hiệu quả và đạt đến thành công.
Tải 10 đề thi giữa kì II Hóa 12
Unit 8: Life In The Future - Cuộc Sống Ở Tương Lai
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC