Đọc hiểu "Khát vọng" và "Vai trò của nước sạch với sự sống của con người"
Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ & "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
Đọc hiểu "Nhớ đồng" của Tố Hữu và "Giăng sáng" của Nam Cao
Đọc hiểu "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam
Đọc hiểu đề 5
Đọc hiểu đề 6
Đọc hiểu đề 7
Đọc hiểu đề 8
Đọc hiểu đề 9
Đọc hiểu đề 10
Đọc hiểu đề 11
Đọc hiểu đề 12
Đọc hiểu đề 13
Đọc hiểu đề 14
Đọc hiểu đề 15
Đọc hiểu đề 16
Đọc hiểu đề 17
Đọc hiểu đề 18
Đọc hiểu đề 19
Đọc hiểu đề 20
Đọc hiểu đề 21
Đọc hiểu đề 22
Đọc hiểu đề 23
Đọc hiểu đề 24
Đọc hiểu đề 25
Đọc hiểu đề 26
Đọc hiểu đề 27
Đọc hiểu đề 28
Đọc hiểu đề 29
Đọc hiểu đề 30
Đọc hiểu đề 31
Đọc hiểu đề 32
Đọc hiểu đề 33
Đọc hiểu đề 34
Đọc hiểu đề 35
Đọc hiểu đề 36
Đọc hiểu đề 37
Đọc hiểu đề 38
Đọc hiểu đề 39
Đọc hiểu đề 40
Đọc hiểu đề 41
Đọc hiểu đề 42
Đọc hiểu đề 43
Đọc hiểu đề 44
Đọc hiểu đề 45
Đọc hiểu đề 46
Đọc hiểu đề 47
Đọc hiểu đề 48
Đọc hiểu đề 49
Đọc hiểu đề 50
Đọc hiểu đề 51
Đọc hiểu đề 52
Đọc hiểu đề 53
Đọc hiểu đề 54
Đọc hiểu đề 55
Đọc hiểu đề 56
Đọc hiểu đề 57
Đọc hiểu đề 58
Đọc hiểu đề 59
Đọc hiểu đề 60
Đọc hiểu đề 61
Đọc hiểu đề 62
Đọc hiểu đề 63
Đọc hiểu đề 64
Đọc hiểu đề 65
Đọc hiểu đề 66
Đọc hiểu đề 67
Đọc hiểu đề 68
Đọc hiểu đề 69
Đọc hiểu đề 70
Đọc hiểu đề 71
Đọc hiểu đề 72
Đọc hiểu đề 73
Đọc hiểu đề 74
Đọc hiểu đề 75
Đọc hiểu đề 76
Đọc hiểu đề 77
Đọc hiểu đề 78
Đọc hiểu đề 79
Đọc hiểu đề 80
Đọc hiểu đề 81
Đọc hiểu đề 82
Đọc hiểu đề 83
Đọc hiểu đề 84
Đọc hiểu đề 85
Đọc hiểu đề 86
Đọc hiểu đề 87
Đọc hiểu đề 88
Đọc hiểu đề 89
Đọc hiểu đề 90
Đọc hiểu đề 91
Đọc hiểu đề 92
Đọc hiểu đề 93
Đọc hiểu đề 94
Đọc hiểu đề 95
Đọc hiểu đề 96
Đọc hiểu đề 97
Đọc hiểu đề 98
Đọc hiểu đề 99
Đọc hiểu đề 100
VB1
Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
THI THỔI XÔI NẤU CƠM
“Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi ). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao.
Khó khăn với các cô là ở chỗ nhóm bếp, thổi lửa. Phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Đỉnh trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.”
Câu hỏi:
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra phương thức ấy? (0,25 điểm)
Câu 2. Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay trò chơi hiện đại? Câu văn nào cho biết điều ấy? Kể tên các đồ dùng, vật liệu mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm mang theo? Trong những thứ ấy, có thứ gì khác thường? (0,25 điểm)
Câu 3. Những khó khăn mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều đó đòi hỏi ở các cô gái những đức tính gì? (0, 5 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây. (0,5 điểm)
Lời giải chi tiết:
Câu 1.
Văn bản trên sử dụng phương thức thuyết minh. Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.
Câu 2.
Hội thi thổi xôi nấu cơm là một trò chơi dân gian truyền thống. Câu “Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Trong những thứ ấy, rơm ướt, bã mía – nhiên liệu dùng để đun bếp là thứ khác thường.
Câu 3.
Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.
Câu 4.
Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, các câu liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của đoạn văn có thể là: việc phục hồi những trò chơi dân gian trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
(Lưu ý: Thí sinh cũng có thể trình bày chủ đề khác, miễn là hợp lý).
VB2
Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
“Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
(Chí Phèo – Nam Cao)
Câu hỏi:
Câu 5. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu nội dung của đoạn văn? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Việc kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Câu 7. Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Câu 8. Viết 1 đoạn văn ngắn về chủ đề: Sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0, 5 điểm)
Lời giải chi tiết:
Câu 5.
- Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Ý chính của đoạn văn: Chí Phèo thức tỉnh.
Câu 6.
- Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc... Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
- Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ?
- Câu cảm thán: Buồn thay cho đời !
Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh), thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Câu 7.
- Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ.
- Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là một cấu trúc so sánh. Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một câu văn sử dụng phép so sánh.
Câu 8.
Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề theo yêu cầu