Luyện từ và câu
Nội dung câu hỏi:
Viết tiếp các động từ.
a. Chứa tiếng “yêu” | yêu quý, |
b. Chứa tiếng “thương” | thương mến, |
c. Chứa tiếng “nhớ” | nhớ mong, |
d. Chứa tiếng "tiếc" | tiếc nuối, |
Phương pháp giải:
Em tìm các động từ chứa tiếng theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
a. Chứa tiếng “yêu” | yêu quý, yêu mến, yêu thương,... |
b. Chứa tiếng “thương” | thương mến, thương yêu, yêu thương,... |
c. Chứa tiếng “nhớ” | nhớ mong, nhớ nhung,... |
d. Chứa tiếng "tiếc" | tiếc nuối, tiếc rẻ, hối tiếc,... |
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Điền động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc vào chỗ trống (mỗi từ chỉ dùng một lần).
Mẹ ơi!
Con.... mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con ....... em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.
Hôm nay con vừa giành được giải Nhất cuộc thi cờ vua mẹ ạ. Ai cũng ........ con. Còn con, con rất........ bác Dũng đã dạy con học cờ. Thế mà hồi xưa khi mới học cờ, con ........ môn này thế. Con còn ......... mẹ vì mẹ cứ thuyết phục con học. Bây giờ thì con..........cờ vua lắm.
Mai con lại nhắn tin tiếp cho mẹ nhé. Con .......mẹ!
Con gái
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và tìm động từ thể hiện tình cảm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Mẹ ơi!
Con nhớ mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con thương em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.
Hôm nay con vừa giành được giải Nhất cuộc thi cờ vua mẹ ạ. Ai cũng khen con. Còn con, con rất biết ơn bác Dũng đã dạy con học cờ. Thế mà hồi xưa khi mới học cờ, con ghét môn này thế. Con còn giận mẹ vì mẹ cứ thuyết phục con học. Bây giờ thì con thích cờ vua lắm.
Mai con lại nhắn tin tiếp cho mẹ nhé. Con yêu mẹ!
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
Chọn động từ để đặt câu phù hợp với tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và sử dụng các động từ để đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tranh 1. Vì đi chơi dưới mưa nên bạn Nam bị sốt rất cao.
Tranh 2. Khi chạy nhanh trong giờ thể dục, An bị ngã rất đau.
Tranh 3. Sau khi chơi thể thao, Mai cảm thấy rất khát nước.
Câu 4
Gạch dưới các động từ có trong những đoạn thơ sau:
a. Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng khập khà. (Tú Mỡ) | b. Ơi chích choè ơi! Chim đừng hót nữa Bà em ốm rồi Lặng cho bà ngủ. (Thạch Quỳ) |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ để tìm các động từ.
Lời giải chi tiết:
a. Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng khập khà. (Tú Mỡ) | b. Ơi chích choè ơi! Chim đừng hót nữa Bà em ốm rồi Lặng cho bà ngủ. (Thạch Quỳ) |
Viết
Nội dung câu hỏi:
Nối mỗi mở bài dưới đây với kiểu mở bài thích hợp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn mở bài và khái niệm mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp để xếp thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Nối mỗi kết bài dưới đây với kiểu kết bài thích hợp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn kết bài, khái niệm kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng để xác định thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng khác cho bài văn kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem.
Mở bài gián tiếp | |
Kết bài mở rộng |
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mở bài gián tiếp | Tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác luôn tràn ngập những câu truyện cổ tích li kì, hấp dẫn, trong số những truyện mà em đã đọc, em thích nhất là truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem", cứ mỗi lần nhắc đến truyện này em lại tưởng tượng ra dáng vẻ xinh đẹp, nhân hậu của cô bé Lọ Lem. |
Kết bài mở rộng | Dù chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng mỗi nhân vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. “Cô bé Lọ Lem" thực sự là câu chuyện cổ tích thú vị đáng đọc của mỗi người. |
Vận dụng
Nội dung câu hỏi:
Ghi lại những chi tiết mà em thấy thú vị trong câu chuyện Con vẹt xanh.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại câu chuyện Con vẹt xanh và ghi lại những chi tiết em thấy thú vị.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết mà em thấy thú vị trong câu chuyện Con vẹt xanh.
- Tú gọi: “Vẹt à!”. Vẹt đáp: “Cái gì?”
- Tú nghiêm mặt: “Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời “cái gì à?”. Vẹt đáp: “Kêu chi kêu hoài!”
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Con vẹt xanh.
Phương pháp giải:
Em viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Con vẹt xanh.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện đã cho chúng ta bài học rất hay về cách nói năng và ứng xử với những người xung quanh. Không nên nói trống không, cằn nhằn mà nên lễ phép để trở thành một cậu bé/cô bé ngoan.
Chủ đề 6. Sinh vật và môi trường
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
TẢ CẢNH
PHẦN 2: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Unit 17. How much is the T-shirt?
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4