Câu 1
Nội dung câu hỏi:
Mỗi đoạn dưới đây được trích trong bài đọc nào?
Bạn có thấy lạ không Mỗi đứa mình một khác Cùng ngân nga câu hát Chẳng giọng nào giống nhau. (Huỳnh Mai Liên) | "Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai." (Theo Nguyễn Phan Hách) |
Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. (Theo Sâng Lê-kha-na) | “Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về." (Theo Võ Quảng) |
“Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?" - Cô bé khẽ hỏi những con sóng xô bờ. (Theo Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính) | “Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy." (Du-nan biên soạn, Hoà Vân dịch) |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn trích để nói tên bài đọc.
Lời giải chi tiết:
1. Điều kì diệu
2. Thi nhạc
3. Thằn lằn xanh và tắc kè
4. Đò ngang
5. Nghệ sĩ trống
6. Công chúa và người dẫn chuyện
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Nêu ngắn gọn nội dung của 1 – 2 bài đọc (Tiếng nói của cỏ cây, Tập làm văn, Nhà phát minh 6 tuổi, Con vẹt xanh, Chân trời cuối phố, Trước ngày xa quê).
Bài | |
Bài |
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài “Tiếng nói của cỏ cây” | Ta-nhi-a đã di chuyển khóm hoa hồng và khóm hoa huệ đến vị trí khác. Nhờ vậy mà cây đã biến đổi trở nên đẹp vượt trội và nở nhiều hoa hơn. |
Bài “Tập làm văn” | Cuối tuần, ba cho nhân vật tôi về quê để tìm ý cho bài văn “Tả cây hoa nhà em”. Nhờ nỗ lực dậy sớm và khả năng quan sát tốt, cậu đã tạo nên một bài văn tả hoa hồng rất hay. |
Bài “Nhà phát minh 6 tuổi” | Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Chình vì vậy khi nhìn thấy điều lạ về sự chuyển động và đứng yên của tách trà, cô bé đã ngay lập tức đi làm thí nghiệm và hiểu ra. Nhờ vậy, cô được bố khen là giáo sư đời thứ 7 của gia tộc. Về sau, Ma-ri-a thực sự trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng và nhận giải Nô-ben Vật lý. |
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
Đọc lại một bài đọc ở chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, ghi lại chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất.
Phương pháp giải:
Em đọc lại một bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật Ma-ri-a là một cô bé rất thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và tự mình làm một thí nghiệm khi mới 6 tuổi. Cô có lòng ham học hỏi, mong muốn khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì vậy mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học và là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel.
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
a. Gạch dưới các danh từ trong những câu ca dao.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
*
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
*
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
*
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
b. Xếp các danh từ vừa tìm được ở bài a vào cột thích hợp.
Danh từ chung | Danh từ riêng | |||
Chỉ người | Chỉ vật | Chỉ hiện tượng tự nhiên | Tên người | Tên địa lí |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu ca dao, tìm các danh từ chung, danh từ riêng và xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
*
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
*
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
*
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
b.
Danh từ chung | Danh từ riêng | |||
Chỉ người | Chỉ vật | Chỉ hiện tượng tự nhiên | Tên người | Tên địa lý |
Nàng, anh hùng, | Phố, chân, chùa, cành trúc, tiếng chuông, nhịp chày, mặt gương, canh gà, chày, nước, cơm. | Gió, khói, sương, mưa, nắng | Tô Thị, Triệu Thị Trinh, | Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh, Nông Cống, tỉnh Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ, |
Bài tập cuối tuần 16
Bài 26. Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều tập 2
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4