Luyện từ và câu
Nội dung câu hỏi:
Quan sát tranh, nối từ chỉ hoạt động thích hợp với người và vật trong tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ hành động, hoạt động của người và vật trong tranh để nối các từ chỉ hoạt động phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây có điểm gì chung?
Trời xanh mà tôi yêu
Trời xanh ấy mang theo
Cả nỗi lo nỗi sợ:
Tôi lo bão lo gió
Tôi sợ cắt sợ diều
Thoảng bóng nó nơi nào
Tôi nấp ngay cánh mẹ...
(Xuân Quỳnh)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn thơ và các từ ngữ in đậm để tìm ra điểm chung.
Lời giải chi tiết:
Các từ được in đậm: yêu, lo, sợ đều là động từ chỉ những hoạt động, trạng thái của con người hay sự vật trước các hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
Gạch dưới động từ trong các câu tục ngữ dưới đây:
a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
b. Thương người như thể thương thân.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu tục ngữ để tìm động từ.
Lời giải chi tiết:
a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
b. Thương người như thể thương thân.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
Dựa vào tranh ở bài tập 1, đặt 1 – 2 câu có chứa 1 – 2 động từ.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 1 đã làm để đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trên cành cây, chim hót líu lo.
Các bạn nhỏ đang đi học.
Câu 5
Nội dung câu hỏi:
Điền động từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp thẳng Nghi, khi .......... được đường chuyền của đồng đội, tôi lướt xuống......... vào gôn đội bạn một quả tuyệt đẹp. Thằng Nghi………… toáng lên bảo tôi bị việt vị. Rõ ràng khi tôi .......... bóng từ đồng đội thì trước mặt tôi còn đến hai hậu vệ của đội bạn. Thế là hai bên bỏ mặc trái bóng ………….trên sân, xúm lại cãi cọ một hồi. Rốt cuộc, không ai chịu ai, hai bên …………mũ áo, giày dép hậm hực ra về.
(Theo Nguyễn Nhật Ánh)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để điền động từ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp thẳng Nghi, khi nhận được đường chuyền của đồng đội, tôi lướt xuống sút vào gôn đội bạn một quả tuyệt đẹp. Thằng Nghi hét toáng lên bảo tôi bị việt vị. Rõ ràng khi tôi nhận bóng từ đồng đội thì trước mặt tôi còn đến hai hậu vệ của đội bạn. Thế là hai bên bỏ mặc trái bóng lăn trên sân, xúm lại cãi cọ một hồi. Rốt cuộc, không ai chịu ai, hai bên gom mũ áo, giày dép hậm hực ra về.
Viết
Nội dung câu hỏi:
Đọc bài văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 42) và thực hiện yêu cầu.
a. Bài văn gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
b. Ghi lại những nội dung được giới thiệu ở phần mở bài.
c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ghi lại ý chính của mỗi đoạn.
d. Ghi lại những hoạt động được thuật lại ở phần thân bài theo đúng trình tự.
Hoạt động | Nội dung hoạt động |
Các hoạt động trước giờ sinh hoạt lớp | - Bạn Minh viết lên bảng dòng chữ……………….. và vẽ trang trí…………………. - Các bạn nữ …………………….. |
Các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp | - Đầu tiên, cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc……………. - Tiếp theo,……………….. - Sau cùng,…………………. |
e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
g. Ở phần kết bài, người viết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc gì về kết quả của hoạt động?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Bài văn trên có 3 phần.
Đó là:
- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp.
- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình.
b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.
c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:
- Đoạn 1: Các bạn trong lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp.
- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phong trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.
- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp.
d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:
Hoạt động | Nội dung hoạt động |
Các hoạt động trước giờ sinh hoạt lớp | - Bạn Minh viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B và vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". - Các bạn nữ phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ. |
Các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp | - Đầu tiên, cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. - Tiếp theo, bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. - Sau cùng, Bạn lớp phó thông báo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp. |
e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Ghi lại những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc.
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
Gợi ý:
- Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
- Cách sắp xếp các hoạt động
- Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc
Lời giải chi tiết:
- Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
+ Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Vận dụng
Nội dung câu hỏi:
Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
Phương pháp giải:
Em quan sát các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em để ghi lại.
Lời giải chi tiết:
Trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
+ Các tổ trưởng, cán bộ lớp báo cáo tình hình học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua.
+ Lớp trưởng tổng kết thi đua của tuần và thông báo kế hoạch của tuần tới.
+ Cô giáo chủ nhiệm nhận xét, biểu dương khen ngợi những cá nhân có thành tích tốt, giảng giải và động viên các bạn chưa tốt rút kinh nghiệm để xây dựng tập thể lớp luôn đoàn kết, vững mạnh.
Unit 4: Wonderful Jobs
Review 2 (Unit 4,5,6)
Bài tập cuối tuần 9
Đề ôn tập hè
Chủ đề 4: Duyên hải miền Trung
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4