Viết
Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 14) và trả lời câu hỏi.
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Nêu những lí do yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
B. Thuật lại diễn biến của buổi thi nhạc.
C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện.
b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?
c. Các câu văn tiếp theo cho biết người viết yêu thích những gì ở câu chuyện?
d. Câu kết thúc đoạn ý nói gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Người viết muốn nói: Nêu những lí do yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
Chọn A.
b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết: Người viết rất thích câu chuyện Thi nhạc.
c.
- Người viết yêu thích: thế giới thú vị trong câu chuyện Thi nhạc.
- Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó:
+ Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng.
+ Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị....
+ Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên vì việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò.
d. Câu kết thúc nói đến sức ảnh hưởng của câu chuyện và các nhân vật trong chuyện đến người viết: hiện mãi trong tâm trí tôi.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 14) và trả lời câu hỏi.
a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1?
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
- Ban đầu:
- Sau đó:
- Cuối cùng:
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
Cách 1
– Mở đầu: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mà mình yêu thích.
– Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.
Cách 2
– Mở đoạn: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mà mình yêu thích.
– Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.
– Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến đã nêu ở mở đầu đoạn.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Câu mở đầu có điểm giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 là: đều cho biết người viết rất thích câu chuyện.
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là:
- Ban đầu, thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu...
- Rồi sau đó, rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà.
- Cuối cùng: Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dạng tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”...
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách 1.
Nói và nghe
Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
Nêu những điểm nổi bật của bản thân (giải thích rõ từng điểm nổi bật hoặc đưa ví dụ minh hoạ).
Phương pháp giải:
Em quan sát bản thân và nêu đặc điểm nổi bật của bản thân một cách cụ thể như giải thích rõ rừng đặc điểm hoặc đưa ra ví dụ minh họa.
Lời giải chi tiết:
Em có một mái tóc dài ngang hông, đen bóng. Mái tóc này em đã nuôi từ bé đến bây giờ. Em còn có một đôi mắt không quá to nhưng rất sáng. Em có thể nhìn thấy những vật dù ở rất xa. Ngoài ra em còn có một nụ cười rất tươi. Mẹ thường bảo khi mệt mỏi, nhìn thấy nụ cười của em là bao mệt nhọc của mẹ đều tan biến hết.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập và điều em mong muốn ở bạn.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập và điều em mong muốn ở bạn.
Lời giải chi tiết:
- Những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập: hăng phái phát biểu bài, tư duy nhanh, thường xuyên được điểm tốt.
- Điều em mong muốn ở bạn: mong bạn có thể dạy mình học toán vì tớ có một số bài còn chưa hiểu lắm.
Vận dụng
Nội dung câu hỏi:
Tìm đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật.
- Tên câu chuyện:
- Tác giả:
- Những năng khiếu nổi bật của nhân vật.
Phương pháp giải:
Em tiến hành tìm đọc câu chuyện về người có năng khiếu nổi bật qua sách báo, internet,….
Lời giải chi tiết:
- Tên câu chuyện: Thần đồng đất Việt
- Tác giả: Lê Linh
- Những năng khiếu nổi bật của nhân vật: Tí là một người con hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người. Ngay cả Đồ Kiết, thầy dạy của cậu cũng phải ngạc nhiên về kiến thức của cậu. Ở làng Phan Thị, với tài trí của mình, cậu cũng đã giúp mẹ, các bạn của mình và những người dân trong làng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Vượt qua ba kì thi Hương, Hội, Đình một cách xuất sắc, cậu trở thành trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của Đại Việt. Sau đó, cậu cũng được Đại Minh (Trung Quốc - Bắc quốc) công nhận là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4