Bài Hê - ra - clét đi tìm táo vàng trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 11 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thần Trụ Trời trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thăng Long Đông Đô Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam trang 39 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội Đền Hùng trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 42 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 43 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Thu điếu. Tìm hiểu bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng tìm hiểu các nguồn tài liệu.
- Ôn lại kiến thức cũ.
- Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh sống của tác giả từ đó rút ra kết luận về hoàn cảnh ra đời, bố cục của bải thơ.
Lời giải chi tiết:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thờ gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
- Bố cục: 4 phần.
+ Hai câu đề: quang cảnh mùa thu.
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê.
+ Hai câu kết: tâm trạng của nhà thơ.
Câu 2
Xác định chủ đề bài thơ và cho biết nhan đề Câu cá mùa thu có liên hệ gì đến chủ đề đó?
Phương pháp giải:
Đọc và rút ra chủ đề của bài thơ, liên hệ giữa chủ đề với nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề: qua việc diễn tả thú vui câu cá vào mùa thu, nhà thơ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên, cảnh vật từ đó bộc lộ những tâm sự thầm kín về quê hương, đất nước.
Nhan đề có liên quan mật thiết đến chủ đề bài thơm thể hiện hành vi của chủ thể trữ tình nhưng ẩn chứa sau đó là thế giới nội tâm nhiều trăn trở của tác giả.
Câu 3
Hãy phân tích để thấy được việc sử dụng vần đã góp phần tạo nên giá trị bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc và tìm ra vần được sử dụng trong bài sau đó phân tích để thấy được việc sử dụng vần đã góp phần tạo nên giá trị bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Khuyến đã sử dụng độc vận “eo” trong bài thơ. Đây là một vấn rất khó sử dụng nhưng khi thành công sẽ góp phần tạo nên một bài thơ đặc sắc.
Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Đồng thời còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.
Câu 4
Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? Hãy phân tích để thuyết phục mọi người về cách hiểu của em.
Phương pháp giải:
Nêu ra quan điểm, cảm nhận của mình và thuyết phục mọi người về cách hiểu đó.
Lời giải chi tiết:
- Người đang câu cá nhưng lại không chú tâm, dường như đang có một nỗi niềm ẩn dấu. Tư thế “tựa gối ôm cần” cho thấy một tư thế trầm ngâm, suy tư, chán nản Không gian xung quanh yên tĩnh đến mức nghe được cả âm thanh rất nhỏ: cá đớp động dưới chân bèo (nghệ thuật lấy động tả tình). Không gian yên tĩnh, đẹp nhưng phảng phất một nỗi buồn. Đặt trong thời đại, hoàn cảnh của tác giả ta có thể đoán được nhân vật trữ tình hay chính nhà thơ đang ẩn giấu nỗi buồn, nỗi lo về sự đổi thay của đất nước và vận mệnh của dân tộc.
Câu 5
Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ để nhìn ra góc độ; hình ảnh và từ ngữ thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ gần đến cao, từ cao trở lại gần.
- Điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu, mặt ao, bầu trời, ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.
- Mở ra khung cảnh với những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, sắc xanh của trời hòa lẫn sắc xanh của nước → Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng trên nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc gợi ra khung cảnh của một buổi sớm mùa thu bình yên trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút màu xanh của tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian. Mọi cảnh vật trong bức tranh mùa thu đều rất đỗi bình dị, dân dã. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành.
- Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng đượm buồn: Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn “vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng,...”. Đặc biệt câu cuối tạo được một tiếng động “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, nó không những không phá vỡ cái tĩnh lặng mà nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch.
Câu 6
Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ? Không gian ấy liên quan thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của một nhà nho ẩn dật như Nguyễn Khuyến?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ → không gian khắc họa.
Lời giải chi tiết:
- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.
Câu 7
Qua bài thơ Thu điếu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, vận dũng kỹ năng đọc hiểu.
- Cảm nhận tình cảm của nhà thơ qua nội dung bài thơ, nhịp điệu, thể thơ và hoàn cảnh sáng tác từ đó hiểu tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước.
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hoà mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín, tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.
Câu 8
Hãy so sánh để chỉ ra một điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ.
Phương pháp giải:
Đọc hai bài thơ và so sánh để thấy được điểm giống nhau giữa hai bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Một điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ: Tấm lòng của cả hai tác giả đối với quê hương, đất nước trong buổi loạn li với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, sử dụng phép đối để phản ánh sự cô độc của bản thân trước hiện trạng đất nước.
Câu 9
Em hãy xác định luật bằng trắc trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến bằng cách điền bằng (B), trắc (T) vào ô trống tương ứng với mỗi tiếng theo bảng sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về thanh điệu để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Đề thi học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 10
Đề thi học kì 1
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10