Bài Hê - ra - clét đi tìm táo vàng trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 11 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thần Trụ Trời trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Thăng Long Đông Đô Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam trang 39 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội Đền Hùng trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 42 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 43 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Các phát biểu sau đây về chèo cổ là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn SGK về thể loại chèo để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Phương án nào dưới đây không phải là yêu cầu khi đọc hiểu kịch bản chèo?
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn SGK về thể loại chèo để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 3
Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung văn bản
- Chú ý đến những tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược để thấy được các ẩn ý trong tâm trạng Xúy Vân.
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của Xúy Vân qua tiếng chờ đò, trong điệu hát con gà, trong lời than, lời hát ngược: Nàng day dứt về những việc mình làm, nhưng có khi tự thấy mình đã lỡ làng, dở dang, bẽ bàng:
Tôi kêu đò, đò nọ không thưa
Tôi càng chờ càng đợi
Càng trưa chuyến đò, có khi là tâm trạng của người phụ nữ tự thấy mình lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng, những nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm với thực tế bị chồng xao nhãng, bỏ bê vì mải mê đèn sách. Nàng còn trách duyên trách phận, duyên phận dắt díu, ràng buộc họ với nhau, nhưng khát vọng của họ không gặp nhau. Chính vì thế nàng có cảm thấy ấm ức, cô đơn, quẫn bách, nỗi tủi phận. Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Xúy Vân dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.
Câu 4
Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ các đặc trưng của sân khấu chèo.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Phân tích những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm thông qua đặc trưng và ý nghĩa
- Ôn lại và tìm hiểu về những đặc trưng của sân khấu chèo
Lời giải chi tiết:
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.
- Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...
- Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.
- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.
Câu 5
Em ấn tượng nhất với lời nói, câu hát nào của nhân vật Xuý Vân trong đoạn trích? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chọn một lời nói hoặc câu hát mà bản thân ấn tượng, dựa vào nội dung nghệ thuật của câu hát, câu nói để giải thích lí do.
Lời giải chi tiết:
Em thích câu hát:
“Con cá rô nằm vũng chân trâu
Để cho năm bảy cần câu châu vào”
Vì biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong câu: Biện pháp ẩn dụ gợi ra thân phận khổ đau, tính thế bế tắc, ngột ngạt của Xuý Vân: Không gian cạn hẹp, bó buộc, cỏn con, chỉ là cái “vũng chân trâu”; tình thế bị săn đuổi, khó mà thoát khỏi “Như chim vào lồng như cá cắn câu”.
Câu 6
Theo em nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Xem xét vấn đề qua các yếu tố như thời đại, hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến loạt hành động của nhân vật,
- Hiểu và có đánh giá khách quan đến nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Theo em Xúy Vân đáng thương hơn là đáng trách bởi vì:
- Cuộc hôn nhân của Thúy Vân và Kim Nham là do cha mẹ là sắp đặt vội vàng không hoàn toàn có tình yêu.
- Xúy Vân cũng là một cô gái thôn quê bình thường và những ước mơ, khát vọng nhỏ bé giản dị. Nhưng những điều ấy lại không được, chồng và gia đình chồng nàng có mộng công danh, ước mơ đỗ đạt làm quan. Trong lúc lạc lõng nhất thì nàng gặp Trần Phương, cái người mà cô coi như tri kỉ, tri âm, người cảm thông với mình.
- Có thể nói Xúy Vân là người thông minh, khéo léo, đảm đang, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến tình yêu nhưng cô phải giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió ấy và rồi phải trả giá đắt. Khát vọng tình yêu tự do nhưng lại không thể thực hiện được bởi trong xã hội phong kiến, tư tưởng lạc hậu, quan niệm “tam tòng” đã trói buộc số phận người phụ nữ.
Câu 7
Em hãy sưu tầm một vài tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Xuý Vân trong vở chèo. Chọn một tác phẩm em thích nhất và chỉ ra trong sáng tác đó tác giả đã thể hiện cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về hình tượng nhân vật Xuý Vân.
Phương pháp giải:
Tìm và sưu tầm một vài tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Xuý Vân trong vở chèo. Chọn một tác phẩm em thích nhất và chỉ ra trong sáng tác đó tác giả đã thể hiện cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về hình tượng nhân vật Xuý Vân.
Lời giải chi tiết:
- Một số tác phẩmlấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Xuý Vân trong vở chèo: Bài thơ Vân dại của Đoàn Thị Tảo, bài hát Chờ chàng của Trần Khánh Ly, bộ tranh Xuý Vân của hoạ sĩ Lý Trực Sơn,…
- Em thích nhất bài thơ Vân dại của Đoàn Thị Tảo. Giọng thơ bình nhẹ không che giấu được những lượng sóng ngầm cuồn cuộn bên trong. Bài thơ không vào đầu mà chỉ có mở đầu, cũng không kết - mà toàn bài, kể cả từng câu đều tự mở kết như trong chèo Vân dại. Vân dại đi không từ nơi xuất phát để không đến và không có nơi đến, hỉ thấy một dáng người vung qua vít cành lá với tiếng gọi đò làm sởn gai ốc nghìn năm và khán giả tự mở kết cho nàng.
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - chi tiết
Thiết kế và công nghệ
Đề kiểm tra học kì 2
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10