1. Thánh Gióng
2. Thực hành tiếng Việt trang 6
3. Sơn Tinh, Thủy Tinh
4. Thực hành tiếng Việt trang 10
5. Ai ơi mồng 9 tháng 4
6. Bánh chưng, bánh giầy
7. Thực hành viết trang 14
8. Thực hành nói và nghe trang 15
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 17
10. Thực hành đọc mở rộng trang 18
1. Xem người ta kìa!
2. Thực hành tiếng Việt trang 40
3. Hai loại khác biệt
4. Thực hành tiếng Việt trang 44
5. Bài tập làm văn
6. Tiếng cười không muốn nghe
7. Thực hành viết trang 48
8. Thực hành nói và nghe trang 50
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 51
10. Thực hành đọc mở rộng trang 54
1. Trái Đất - Cái nôi của sự sống
2. Thực hành tiếng Việt trang 57
3. Các loài sống chung với nhau như thế nào?
4. Thực hành tiếng Việt trang 60
5. Trái Đất
6. Sinh vật trên trái đất được hình thành như thế nào?
7. Thực hành viết trang 66
8. Thực hành nói và nghe trang 68
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 69
10. Thực hành đọc mở rộng trang 72
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 73 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Hoàn thành danh mục sách cần đọc cho góc đọc sách hoặc thư viện mở (bao gồm ít nhất 2 chủ đề và 10 cuốn sách).
Phương pháp giải:
Tìm sách và điền đầy đủ thông tin vào danh mục.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề | Tên sách | Tác giả | Nhà xuất bản | Năm xuất bản |
Truyện kể dân gian | Thánh Gióng | Phạm Việt (Biên soạn) | NXB Mĩ Thuật | 2018 |
Sự tích hồ Gươm | Nhiều tác giả | NXB Giáo dục | 2018 | |
Cây khế | Phạm Việt (Biên soạn) | NXB Mĩ Thuật | 2020 | |
Ai mua hành tôi | Nhiều tác giả | NXB Mĩ Thuật | 2019 | |
Sự tích trầu cau | Nhiều tác giả | NXB Hà Nội | 2019 | |
Gia đình và nhà trường | Bố con cá gai | Cho Chang-In | NXB Nhã Nam | 2000 |
Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | NXB Thông tin | 1990 | |
Những ngày thơ ấu | Nguyên Hồng | NXB Văn học | 1940 | |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài | NXB Giáo dục | 1992 | |
Người thầy đầu tiên | Ai-ma-tốp | NXB Văn học | 1962 |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 74 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Trong khi đọc cuốn sách yêu thích, hoàn thành nội dung theo thẻ đọc sách sau:
Phương pháp giải:
Chọn cuốn sách yêu thích và hoàn thành nọi dung.
Lời giải chi tiết:
THẺ ĐỌC SÁCH
Nhiệm vụ: Đọc một cuốn sách yêu thích theo chủ đề đã chọn và ghi chép lại những điều cần chú ý trong quá trình đọc và bài học, ý nghĩa rút ra từ cuốn sách.
Nội dung: Những điều thu hoạch được trong và sau khi đọc.
Tên sách: Thánh Gióng – Nhiều tác giả
Nhân vật đáng nhớ Hình dáng: Tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Hành động: Dùng roi sắt quật giặc, roi gãy nhổ tre bên đường để đánh giặc | Chi tiết khó quên Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. |
Trích dẫn yêu thích Người vợ ướm thử chân mình vào vết chân to ở đồng, trở về nhà thụ thai, sinh ra một đứa bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. | Bài học, ý nghĩa Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. |
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 74 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Để chuẩn bị thuyết phục các bạn cùng đọc cuốn sách em yêu thích, hoàn thành các nội dung sau:
- Điều đặc biệt nhất của cuốn sách:
- Lí do nên đọc cuốn sách này:
Phương pháp giải:
Hoàn thành nội dung để thuyết phục các bạn cùng đọc cuốn sách yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Điều đặc biệt nhất của cuốn sách: Kể về một người anh hùng của dân tộc ta.
- Lí do nên đọc cuốn sách này: Thấy được chiến công anh hùng của Thánh Gióng:
+ Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: tổ tiên thần thánh + tập thể cộng đồng bà con làng xã + thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật,…
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 75 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Trong quá trình đọc cuốn sách yêu thích cùng các bạn hoàn thành nhật kí đọc sách theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Hoàn thành nhật kí đọc sách.
Lời giải chi tiết:
NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH
Ngày | Tên sách, tác giả | Nội dung | Trích dẫn yêu thích |
6/9 | Thánh Gióng – Nhiều tác giả | Câu chuyện “Thánh Gióng” kể về người anh hùng làng Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. | Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. |
11/9 | Thạch Sanh | “Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. | Nghe tiếng đàn, công chúa bừng tỉnh dậy, cười cười, nói nói. Nhà vua vui mừng nghe công chúa nói rõ ngọn ngành. Lập tức nhà vua hạ lệnh tha cho Thạch Sanh và bắt Lý Thông tống ngục |
15/9 | Tấm Cám | Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác và ước mơ về công lí xã hội. | Khi đoàn xa giá chở vua đi qua cầu, con voi ngự bỗng nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem, họ mò được một chiếc hài thêu rất tinh xảo và xinh đẹp. Vua ngắm nghía chiếc hài hồi lâu rồi hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giầy thì vua sẽ lấy làm vợ. |
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 76 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Hoàn thành ghi chú về cuốn sách đã đọc theo mẫu sau:
a. Nhan đề:
- Theo em, cuốn sách có nhan đề như vậy vì:
- Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật, bối cảnh, nội dung sau trong cuốn sách:
b. Lời tựa, lời đề tặng (nếu có):
- Suy nghĩ của em được gợi ra từ lời tựa, lời đề tặng:
c. Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách: Có thu hút không?
- Lí do đánh giá như vậy:
d. Thế giới từ trong sách:
- Các nhân vật trong sách:
- Nhân vật đáng nhớ nhất:
- Chi tiết thú vị nhất về nhân vật:
- Bối cảnh gợi ấn tượng nhất:
- Sự vật, hiện tượng nổi bật trong bối cảnh đó:
e. Bài học từ trang sách:
- Bài học mà cuốn sách gợi cho em:
- Tác động của bài học đến suy nghĩ, tình cảm của em:
g. Trích dẫn từ trang sách (câu mà em cho là cần ghi nhớ trong cuốn sách đã đọc):
Phương pháp giải:
Đọc kĩ yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ.
Lời giải chi tiết:
a. Nhan đề: Bố con cá gai.
- Theo em, cuốn sách có nhan đề như vậy vì: Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố - người con
- Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật, bối cảnh, nội dung sau trong cuốn sách: Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường.
b. Lời tựa, lời đề tặng: không có
c. Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách: Có thu hút không?: Có
- Lí do đánh giá như vậy: Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố "Bố thật là một tên ngốc". Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng "tôi" mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.
d. Thế giới từ trong sách:
- Các nhân vật trong sách: Hai bố con
- Nhân vật đáng nhớ nhất: Người bố của Daum
- Chi tiết thú vị nhất về nhân vật: “Bố buồn bã và nhìn lên bầu trời xa thật xa kia, chịu ướt mưa như một tên ngốc.”
- Bối cảnh gợi ấn tượng nhất: Hình ảnh tuyết trắng xóa cuối cùng giống như một cái kết của tình yêu không màu không mùi vị nhưng thanh khiết và đáng trân quý vô cùng.
- Sự vật, hiện tượng nổi bật trong bối cảnh đó: Hai bố con
e. Bài học từ trang sách:
- Bài học mà cuốn sách gợi cho em: Một câu chuyện cảm động về tình cha.
- Tác động của bài học đến suy nghĩ, tình cảm của em: Yêu thương cha và gia đình mình nhiều hơn.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 77 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua bài nghị luận văn học:
- Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” là vì:
- Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài có thể được viết lại như sau:
- Vai trò của những câu thơ được dẫn trong bài viết:
- Mối quan hệ giữa câu cuối cùng của bài viết với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ.
Lời giải chi tiết:
- Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” là vì: Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng.
- Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài có thể được viết lại như sau: “Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?”
- Vai trò của những câu thơ được dẫn trong bài viết: Những đoạn thơ được dẫn trong bài đóng vai trò làm bằng chứng để làm rõ vấn đề.
- Mối quan hệ giữa câu cuối cùng của bài viết với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu: Tổng hợp và kết luận về vấn đề đã được nêu ra bàn luận.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 78 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Giới thiệu tác giả yêu thích:
Phương pháp giải:
Chọn và giới thiệu một tác giả mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Tiểu sử tác giả (Tóm tắt theo cách của em, chú ý các thông tin quan trọng) - Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. - Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. - Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp - Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. - Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. | Trích dẫn yêu thích (Có thể trích dẫn từ tác phẩm hoặc dẫn những phát biểu của tác giả về vấn đề mà em quan tâm, yêu thích) Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” tác giả viết về nhân vật Mị như sau: “Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” |
Bài tập 8
Bài tập 9 (trang 79 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Xác định những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức của cuốn sách và phim chuyển thể:
Phương pháp giải:
Đọc, xem và so sánh nội dung, hình thức của cuốn sách và phim chuyển thể.
Lời giải chi tiết:
| Sách (tác phẩm văn học) | Phim chuyển thể |
Điểm khác biệt | Truyện: Sơn Tinh Thủy Tinh Nội dung đầy đủ, các chi tiết rõ ràng. Hình thức: Do tác phẩm sử dụng ngôn ngữ nên các chi tiết đều được miêu tả kĩ, rõ nét, dễ nhớ. | Phim hoạt hình: Sơn Tinh Thủy Tinh Nội dung: Đề tài, cốt truyện đều được giữ nguyên. Hình thức: Sử dụng hình ảnh, màu sắc thu hút, âm thanh sinh động. Tuy nhiên các chi tiết nhỏ chưa được chú ý miêu tả kĩ như trong tác phẩm văn học |
Điểm tương đồng | Đều mang nội dung, bối cảnh, nhân vật trong câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. |
BÀI 7
Chủ đề 7: Tế bào
Chủ đề: Mĩ thuật và thiên nhiên
PHẦN 5: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
SBT TIẾNG ANH 6 TẬP 1 - GLOBAL SUCCESS (PEARSON)
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6