1. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 1
2. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 2
3. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 3
4. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 4
5. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 5
6. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 6
7. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 7
8. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 8
1. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 1
2. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 2
3. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 3
4. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 4
5. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 5
6. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 6
7. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 7
8. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 8
I. Nhận xét
1. Đọc các câu văn dưới đây, đánh dấu X vào ô thích hợp (xác định câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nêu nhận định về bạn Diệu Chi).
| Câu dùng để giới thiệu | Câu dùng để nêu nhận định |
a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. |
|
|
b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. |
|
|
c) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy. |
|
|
2. Đọc lại ba câu văn ở bài tập 1, gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ (cái gì, con gì)?, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
3 . Kiểu câu Ai là gì? trên khác hai kiểu câu đã học (Ai làm gì ? Ai thế nào?) ở chỗ nào?
- Kiểu câu Ai làm gì? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi...............................
- Kiểu câu Ai thế nào? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi.............................
- Kiểu câu Ai là gì? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi......................................
Phương pháp giải:
1)
- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.
- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.
2) Con phân tích các thành phần trong câu.
3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
1)
| Câu dùng để giới thiệu | Câu dùng để nêu nhận định |
a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. | X |
|
b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. | X |
|
c) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. |
| X |
2)
- Trong câu thứ nhất:
Đây // là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
+ Bộ phận chủ ngữ “Đây" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?
+ Bộ phận vị ngữ "là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta" trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
- Trong câu thứ hai:
Bạn Diệu Chi // là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
+ Bộ phận chủ ngữ "Bạn Diệu Chi" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?
+ Bộ phận vị ngữ "là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công" trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
- Trong câu thứ ba:
Bạn ấy // là một họa sĩ nhỏ đấy.
+ Bộ phận chủ ngữ "Bạn ấy" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?
+ Bộ phận vị ngữ "là một họa sĩ nhỏ đấy" trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?
3)
- Kiểu câu Ai làm gì? —► Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì ?
- Kiểu câu Ai thế nào? —> Vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào?
- Kiểu câu Ai là gì? —► Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì ? (là ai ? là con gì?)
II. Luyện tập
1. Gạch dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây. Nêu tác dụng của từng câu.
- Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.
- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
- Lá là lịch của cây.
- Cây lại là lịch đốt.
- Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời.
- Bà tính nhẩm Mẹ ơi,
Mười ngón tay là lịch
- Con tới lớp, tới trường
Lịch lại là trang sách.
- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
2. Viết đoạn văn ngắn có câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
Phương pháp giải:
1)
- Em tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?
- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.
2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
1)
Câu kể Ai là gì?
| Tác dụng |
- Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.
| Giới thiệu về thứ máy mới. |
- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
| Nêu nhận định về giá trị chiếc máy tính đầu tiên. |
- Lá là lịch của cây
| Nêu nhận định |
- Cây là lịch của đất
| Nêu nhận định |
- Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời
| Nêu nhận định |
- Bà tính nhẩm. Mẹ ơi, Mười ngón tay là lịch.
| Nêu nhận định |
- Con tới lớp, tới trường Lịch lại là trang sách
| Nêu nhận định |
- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí
| Vừa nêu nhận định vừa hàm ý giới thiệu. |
2)
Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !
Chủ đề 4. Gia đình
Unit 7: What do you like doing?
Unit 2: I'm from Japan
Bài tập cuối tuần 27
Chủ đề: Tôn trọng tài sản của người khác
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4