Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Ngoài đường phố
En-ri-cô yêu quý!
Chiều nay, bố đã nhìn thấy con va phải một cụ già khi con ở nhà thầy giáo về. Con hãy cẩn thận hơn khi ra ngoài đường phố, vì đó là nơi đi lại của tất cả mọi người.
Con hãy nhớ: Mỗi khi con gặp một cụ già, một người đàn bà bế con, một người chống nạng, một kẻ khổ, một người đang gồng lưng gánh nặng, một gia đình tang tóc, còn đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng tuổi già, chia sẻ với người khuyết tật, với nỗi khổ, sự vất vả và cái chết.
Thấy một người sắp bị xe húc phải, con hãy hét lên cho người ấy biết mà tránh. Thấy một đứa bé đứng khóc, con hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó. Thấy một cụ già đánh rơi gậy, con hãy nhặt lên và lễ phép đưa cụ.
Thấy hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can chúng. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa, để khỏi phải chứng kiến cảnh thô bạo, làm cho lòng con thành sắt đá. Gặp người bị cảnh sát còng tay, con đừng vào hùa với đám đông để chế nhạo họ vì đó có thể là người vô tội. Con hãy ngừng cười nói khi có một cái cáng người bệnh hay một đám tang đi qua. Đó là những chuyện buồn mà mỗi người cần chia sẻ.
Con hãy lễ độ khi thấy trẻ em ở các viện từ thiện đi qua. Đó là những trẻ em bị mù, câm, điếc, mồ côi. Thấy hị, con hãy nghĩ rằng đấy là những nỗi bất hạnh và lòng từ thiện của con người đang đi qua.
Mai đây, nếu đi xa, con sẽ luôn cảm thấy ấm áp mỗi khi nghĩ về thành phố quê hương – Tổ quốc thời thơ ấu của con. Con hãy yêu phố phường và người dân thành phố. Nếu nghe ai đặt điều nói xấu thành phố của mình, con phải bênh vực ngay.
Bố của con.
(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)
a/ Viết cách ứng xử mà người cha dạy En-ri-cô khi gặp mỗi tình huống:
b/ Suy nghĩ và viết 1-2 câu tự đánh giá cách ứng xử của em ngoài đường phố.
Phương pháp giải:
a. Con đọc lại bài từ “…Con hãy nhớ” đến “…con phải bênh vực ngay”
b. Khi ở ngoài đường phố con thường ứng xử như nào: Có chấp hành luật giao thông không? Con ứng xử với những người xung quanh trên đường như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a.
Tình huống | Cách ứng xử |
Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh nặng | Nhường bước cung kính |
Thấy một người sắp bị xe húc | Hét lên cho người ấy biết mà tránh |
Gặp đứa bé đang đứng khóc | Hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó |
Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhau | Can chúng |
Gặp người bị cảnh sát còng tay | Đừng hùa vào với đám đông chế nhạo họ |
Gặp người bệnh, đám tang | Ngừng cười |
Gặp trẻ em ở viện từ thiện | Lễ độ |
Nghe thấy người đặt điều nói xấu thành phố | Phải bênh vực ngay |
b. Khi đi ngoài đường con đã biết chấp hành luật lệ giao thông, tuy nhiên con còn thờ ơ với những gì xung quanh mình. Bài viết đã giúp con có thêm bài học quý giá về cách ứng xử với những người xung quanh mình khi ở nơi công cộng. Sau này con sẽ không để những sự việc như trên tái phạm nữa.
Câu 2
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
a/ Lũ trẻ ……… (im lặng, trật tự, an lành) hơn khi nghe cô giáo kể chuyện.
b/ Khu phố nhà tôi ……… (an toàn, bình yên, an ninh) rất tốt.
c/ Sân bay là nơi ……… (an ninh, an tâm, an bình) được bảo vệ rất tốt.
Phương pháp giải:
a) - Im lặng: im, không nói, không phát ra tiếng động.
- Trật tự: ổn định, không ồn ào.
- An lành: yên ổn, không xảy ra chuyện gì chẳng lành.
b) - An toàn: điều kiện đảm bảo không để xảy ra chuyện gì nguy hiểm nói chung.
- Bình yên: ở tình trạng không gặp điều gì không hay xảy ra, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ hay đời sống.
- An ninh: tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn.
c. - An ninh: tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn.
- An tâm: ở trạng thái tâm lí an ổn, không phải lo lắng hay băn khoăn chuyện gì.
- An bình: đời sống (nói chung) yên vui trong cảnh hoà bình.
Lời giải chi tiết:
a. Lũ trẻ trật tự hơn khi nghe cô giáo kể chuyện.
b. Khu phố nhà tôi an ninh rất tốt.
c. Sân bay là nơi an ninh được bảo vệ rất tốt.
Câu 3
Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống:
a/ Nó ……… về đến nhà, bạn nó ……… gọi đi ngay.
b/ Gió ……… to, con thuyền ……… lướt nhanh trên mặt biển.
c/ Tôi đi ……… nó cũng theo đi ………
d/ Tôi nói ……… nó cũng nói ………
Phương pháp giải:
Một số cặp từ hô ứng thường dùng:
- vừa …đã….; chưa ….đã…; mới ….đã….; vừa….vừa….; càng…càng….
- đâu …đấy; nào… ấy; sao….vậy; bao nhiêu….bấy nhiêu
Lời giải chi tiết:
a/ Nó vừa về đến nhà, bạn nó đã gọi đi ngay.
b/ Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
c/ Tôi đi đâu nó cũng theo đi đấy.
d/ Tôi nói sao nó cũng nói vậy.
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo
VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1
Tuần 29: Ôn tập về: Phân số, số thập phân, đo độ dài, đo khối lượng
PHẦN 1: HỌC KÌ 1
TẢ CẢNH