Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Suối Nguồn và Dòng Sông
Có một Dòng Sông xinh xắn, nước trong vắt. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.
Lớn lên Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con yêu quý và dặn với theo:
-Cố gắng lên cho bằng anh, bằng em, con nhé!
Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều hấp dẫn đang chờ đón. Mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông háo hức chảy. Càng đi, Dòng Sông càng xa mẹ Suối Nguồn. Cho tới một hôm, Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy, Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn: “Ôi! Ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”.
Một đám mấy tốt bụng liền bảo:
-Đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn, hãy bám chắc vào cánh của tôi nhé!
Đám mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, đám mây cõng bạn bay tới. Khi tới cánh rừng đại ngàn, những hạt nước chia tay bạn mây và lần lượt nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi áo một cơn mưa.
Bà mẹ Suối Nguồn vui mừng ôm con vào lòng. Những hạt nước mưa lại hòa vào với mẹ Suối Nguồn.
(Theo Nguyễn Minh Ngọc)
a/ Vì sao Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn lại chia tay?
b/ Khi nào Dòng Sông mới giật mình nhớ đến mẹ?
c/ Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn bằng cách nào?
d/ Câu chuyện muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì?
Phương pháp giải:
a. Con đọc phần đầu của câu chuyện.
b. Con chú ý phần giữa của câu chuyện.
c. Con đọc phần cuối câu chuyện, từ chỗ có đám mây xuất hiện.
d. Theo con có nên đi xa không? Đi xa rồi có nên trở về với mẹ không?
Lời giải chi tiết:
a. Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn chia tay là bởi vì Dòng Sông khi ấy đã lớn, cần phải từ biệt mẹ để về đồng bằng.
b. Dòng Sông giật mình nhớ tới mẹ của mình là khi đã ra gặp biển lúc này mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.
c. Dòng Sông trở về thăm mẹ Suối Nguồn được là nhờ có đám mây giúp đỡ. Dòng Sông hoá thành những hạt nước nhỏ li ti bám vào đám mây. Mây cõng Dòng Sông vượt muôn nơi trở về với mẹ Suối Nguồn. Tới nơi, hạt nước chia tay mây hoá thành cơn mưa hoà vào mẹ Suối Ngàn.
d. Mỗi một người đến một độ tuổi khôn lớn, trưởng thành đều cần đi tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh để mở mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Nhưng dù có đi bao lâu, bao xa hãy luôn nhớ về nơi đã sinh ra mình, về gia đình, về mẹ của mình. Nơi đó chắc chắn vẫn luôn có họ chờ chúng ta trở về.
Câu 2
Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:
(dòng sông, sông Hương, Hương Giang)
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới ……… bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng ……… là một đường trăng lung linh dát vàng ……… là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Phương pháp giải:
- sông Hương và Hương Giang đều chỉ con sông chảy qua thành phố Huế.
Con đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn điền từ thích hợp để đảm bảo tính liên kết cho đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới Hương Giang bỗng thay bằng chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Câu 3
Gạch dưới từ ngữ để chỉ một sự vật trong đoạn văn sau:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hòa mình với màu tím của nước chiều.
Phương pháp giải:
Con hãy tìm ra sự vật trong bài được giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền tròng trành, hoà mình với màu tím của nước chiều.
ở đây có ba cụm từ “những cánh hoa mỏng manh”, “những chiếc thuyền tím”, “chiếc thuyền” đều chỉ một sự vật là những cánh hoa rơi trên mặt ao..
Tuần 2: Ôn tập các phép tính với phân số. Hỗn số
Bài tập cuối tuần 23
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 1
Tuần 15: Luyện tập chung. Tỉ số phần trăm
Chuyên đề 11. Các bài toán về chuyển động đều