Câu 5
Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau và khoanh những quan hệ từ có trong đoạn.
a/ Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé!
b/ Chiếc máy bay chú đi rất to và sơn màu đỏ rất đẹp. Thế nhưng chú thấy máy bay bay cao quá, chú thấy sợ, nên chú lại xuống đi bằng tàu hỏa.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ các câu rồi phân tích chủ vị và tìm quan hệ từ.
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Dấu phẩy trong câu “Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.” Được dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
Tác dụng của dấu phẩy
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
- Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Lời giải chi tiết:
Đồng / phẳng lặng, lạch nước / trong veo, quanh co uốn khúc.
C1 V1 C2 V2
- Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng ngăn cách hai vế của một câu ghép.
- Dấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ trong câu (Vị ngữ)
Câu 7
Viết đoạn văn (5-7 câu) tả một người bạn mà em yêu mến trong lớp.
Phương pháp giải:
- Con chọn người bạn mà mình muốn tả.
- Quan sát, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
- Sắp xếp các chi tiết đó theo một trình tự hợp lí.
- Viết thành đoạn văn khoảng 5 – 7
Lời giải chi tiết:
Người mà em vô cùng yêu mến trong lớp là Minh Anh. Minh Anh là cô bạn thân ở gần nhà em, chúng em gặp nhau lần đầu tiên là ở lớp mẫu giáo. Cô bạn có vóc người nhỏ nhắn, xinh xắn. Mái tóc đen và nước da trắng hồng. Mỗi lần Minh Anh nói chuyện là hai bím tóc lại lí lắc theo từng chuyển động của bạn. Thật đáng yêu! Bạn ấy rất hoạt ngôn, hay nói hay cười khiến ai ở bên cạnh bạn ấy đều cảm thấy vô cùng vui vẻ. Em cảm thấy rất vui và may mắn khi quen biết một người bạn tốt như Minh Anh.
Vui học
Tài kinh doanh của bác nông dân
Có một anh chàng buôn bán đồ cổ, dọc đường anh ghé vào nhà của một bác nông dân.
Anh thấy cái đĩa cho mèo ăn là đồ gốm đời nhà Thanh. Cảm thấy rất thích, nhưng anh ta nghĩ, nếu gạ mua cái đĩa thì sợ người ta biết, nên bèn hỏi mua con mèo, rồi lấy cớ xin cái đĩa cho mèo ăn luôn. Ông chủ nhà đồng ý bán con mèo quý với giá 400 nghìn đồng. Khi anh ta xin cái đĩa cho mèo ăn, thì bác chủ nhà thủng thẳng đáp:
Nói thật với chú, tôi không thể cho chú cái đĩa này được, vì nhờ nó mà tôi đã bán được hơn chục con mèo rồi đó.
(Sưu tầm)
*Kế lại cho bạn, người thân cùng nghe câu chuyện.
*Câu chuyện trân gây cười ở chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Con đọc lại toàn bộ câu chuyện để nắm được cốt truyện và các chi tiết chính trong truyện.
Lời giải chi tiết:
- Kể lại cho bạn, người thân cùng nghe câu chuyện.
Cậu có biết làm thế nào để thành công trong chuyện kinh doanh không? Hôm trước mình vừa đọc được một câu chuyện rất thú vị giữa một bác nông dân và một anh chàng buôn đồ cổ. Câu chuyện có tên là “Tài kinh doanh của bác nông dân”.
Có một chàng buôn bán đồ cổ, dọc đường anh ghé vào nhà của một bác nông dân. Tại đây tình cờ anh ta phát hiện ra cái đĩa cho mèo ăn là đồ gốm từ thời nhà Thanh. Máu buôn bán đồ cổ nổi lên, anh ta rất muốn có được chiếc đĩa đó. Nhưng trong lòng anh chàng cũng trộm nghĩ nếu mình gạ mua thì người ta sẽ biết mất. Nghĩ một hồi anh ta mới nghĩ ra một cách vẹn cả đôi đường: Anh ta sẽ mua con mèo rồi viện cớ xin cái đĩa cho mèo luôn. Đúng như dự đoán của anh ta, ông chủ đồng ý bán con mèo quý với giá 400 nghìn đồng. Nhưng chuyện chẳng ngờ được là khi anh ta định xin bác chủ nhà cái đĩa cho mèo ăn như kế hoạch ban đầu thì bác chủ nhà lại thủng thẳng đáp rằng:
- Chi tiết gây cười:
Nói thật với chú tôi không thể cho chú cái đĩa này được, vì nhờ nó mà tôi đã bán được hơn chục con mèo rồi đó.
Bài tập cuối tuần 34
Chủ đề 3 : Tập thiết kế bài trình chiếu với phần mềm Powerpoint
Unit 8. What are you reading?
Unit 14. What happened in the story?
Unit 3: Where Did You Go On Holiday?