1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
4. Truyện ngụ ngôn là gì?
5. Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
1. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
2. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
1. Văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là gì?
2. Chú ý khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
1. Hướng dẫn quy trình viết
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Đề tài là một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm, có thể là vấn đề gợi ra từ một sự kiện, hiện tượng trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, chẳng hạn:
- Sức mạnh của tình yêu thương
- Vai trò của việc tự học
- Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh
- Bạo lực học đường
- Bàn về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- Trình bày ý kến về câu nói của Lê-nin (Lenin): Học, học nữa, học mãi
- …
Bài viết sẽ hay hơn nếu em chọn được những vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân và xã hội
Thu thập tư liệu
- Tìm các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề muốn viết như bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề.
- Lập bảng thống kê và ghi lại những lí lẽ, bằng chứng có thể sử dụng
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Viết ra ý kiến xoay quanh vấn đề cần bàn luận.
Lập dàn ý
Từ các ý đã viết, lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai những ý kiến tiêu biểu, nổi bật sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài
Mở bài | - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận - Nêu ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận |
Thân bài | 1. Giải thích - Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng - Nếu bài viết bàn về một câu tục ngữ, câu danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa cả câu 2. Bàn luận - Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề - Trình bày các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến 3. Lật lại vấn đề Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá những ngoại lệ, bổ sung ý cho vấn đề thêm toàn vẹn |
Kết bài | - Khẳng định lại ý kiến - Đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động |
Bước 3: Viết bài
Khi viết bài, cần chú ý:
- Để bài văn mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chứ năng chuyển ý
- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết
- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”.
- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa
Từ bài viết của mình, em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (Khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Bài làm
Trường học là ngôi nhà thứ 2 cất giữ muôn vàn kỉ niệm của tuổi học trò, là nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ cả về kiến thức lẫn tình cảm. Tuy nhiên bên cạnh những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò, những niềm vui của tháng ngày học sinh ở đâu đó vẫn tồn tại vấn nạn bạo lực học đường. Điều này ảnh hướng rất lớn tới tâm lí học sinh, phụ huynh và nhà trường, một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để loại bỏ được vấn nạn bạo lực học đường?
Trước hết, bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức hay đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của các học sinh đối với nhau hoặc giữa học sinh và giáo viên. Vấn nạn này cần được loại bỏ khỏi nền giáo dục bởi nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Với sự phát triển của xã hội hiện nay việc tìm kiếm con số thống kê về bạo lực học đường hiện nay là rất dễ dàng. Chúng ta có thể thấy bạo lực học đường tồn tại dưới hai dạng hình thức đó là: xúc phạm, lăng mạ, làm tổn thương về mặt tinh thân con người thông qua lời nói và đánh đập, làm tổn hại về sức khỏe bằng những hành vi bạo lực. Chúng ta bắt gặp những hình ảnh, thước phim bạo lực do học sinh quay lại và chia sẻ tràn lan trên mạng. Những video quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học sinh đang xé áo, túm tóc gây ám ảnh cho người xem. Ví dụ như clip bạo lực của nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, hay vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh,… Vậy do đâu mà vấn nạn bạo lực học đường lại trở nên nhiều như vậy? Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ những mâu thuẫn, thích thể hiện cái tôi, nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm khắc, các biện pháp kỷ luận chưa đủ sức răn đe.
Hậu quả của bạo lực học đường để lại rất nghiêm trọng, nó gây tổn thương sâu sắc cả về thể xác và tinh thần của nạn nhân. Tất cả sự nghiệp học tập và cuộc sống cũng bị đảo lộn vì nó. Bởi vậy mỗi chúng ta cần quan tâm tới giáo dục, thiết lập kỷ cương, mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường có thể tổ chức những chương trình giáo dục, trải nghiệm để rèn luyện cách sống, đạo đức cho các em học sinh.
Như vậy, tránh bạo lực học đường trong môi trường giáo dục là một biện pháp cần ưu tiên hàng đầu để phát triển tương lai của thể hệ trẻ trở nên tốt đẹp hơn.
Bài 2. Bài học cuộc sống
Bài 10: Văn bản thông tin
Bài 5. Từng bước hoàn thiện bản thân
Unit 6: Survival
CHƯƠNG II. TAM GIÁC
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7