1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
4. Truyện ngụ ngôn là gì?
5. Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
1. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
2. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
1. Văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là gì?
2. Chú ý khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
1. Hướng dẫn quy trình viết
TRƯỚC KHI VIẾT | a. Lựa chọn bài thơ Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,… b. Tìm ý Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý: - Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ. - Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ. - Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ. c. Lập dàn ý Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau: - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ. | ||||||||||
VIẾT BÀI | Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý: - Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. - Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn. - Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Trình bày đúng hình thức đoạn văn. | ||||||||||
CHỈNH SỬA BÀI VIẾT | Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
|
2. Ví dụ minh hóa
Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người được sinh ra và trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Đi theo những dòng thơ, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu với những từ ngữ, hình ảnh đắt giá, người đọc hiểu biết thêm về khởi nguồn của loài người, về sự phát triển của cuộc sống đến mức văn minh như hiện tại. Mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất. Qua khổ thơ đầu, ta hình dung cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”, vạn vật còn phôi thai, còn rất trẻ, sự sống chỉ mới bắt đầu; trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Ở các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có loài người cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Loài người ngày một “sinh ra” đông đúc dần lên, trẻ em được nuôi dưỡng, được chăm sóc, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ. Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí tuệ, sự hiểu biết của loài người, của thế giới “trẻ em” ngày một phát triển. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh. Cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy... là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh. Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan - bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập. Tình thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Nói chung, bài thơ đã kể câu chuyện về sự ra đời, phát triển của loài người.
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7