1. Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000
2. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
3. Ki-lô-gam
4. Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000
5. Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000
6. Em làm được những gì?
7. Ôn tập các số trong phạm vi 1000
8. Ôn tập phép nhân và phép chia
9. Nặng hơn, nhẹ hơn
10. Ôn tập phép cộng và phép trừ
Bài 1
Phương pháp giải:
Em quan sát ví dụ mẫu rồi viết lại các độ dài trên với đơn vị ki-lô-mét vào vở.
Lời giải chi tiết:
1 km 5 km 61 km 1 000 km
Bài 2
Đọc các số đo.
Phương pháp giải:
Em thực hiện đọc các số tự nhiên rồi đọc tên đơn vị đo độ dài cm, dm, m hoặc km theo sau cho thích hợp.
Lời giải chi tiết:
17 cm đọc là: Mười bảy xăng-ti-mét
8 dm đọc là: Tám đề-xi-mét
5 m đọc là: Năm mét
92 km đọc là: Chín mươi hai ki-lô-mét
Bài 3
a) Đo bàn tay em b) So sánh độ dài sải tay em với 1 m
Phương pháp giải:
a) Em tiến hành đo chiều dài ngón tay trỏ và chiều dài bàn tay với đơn vị là xăng-ti-mét.
b) Đo độ dài sải tay và so sánh với 1 mét.
Lời giải chi tiết:
Đối với từng bạn, chiều dài bàn tay và sải tay có thể khác nhau.
Em có thể tham khảo số đo dưới đây:
a) Ngón trỏ của em dài 5 cm.
Bàn tay em dài 10 cm.
b) Sải tay em dài 1 m.
Bài 1
Số?
1 km = ? m ? m = 1 km
1 m = ? dm ? dm = 1 m
1 m = ? cm ? cm = 1 dm
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi:
1 km = 1 000 m 1 m = 10 dm
1 m = 100 cm 1 dm = 10 cm
Lời giải chi tiết:
1 km = 1 000 m 1 000 m = 1 km
1 m = 10 dm 10 dm = 1 m
1 m = 100 cm 10 cm = 1 dm
Bài 2
Nhìn hình vẽ, trả lời các câu hỏi.
a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét?
b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Phương pháp giải:
a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 60 km.
b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 45 km + 30 km
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình vẽ ta có:
a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 60 km.
b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 45 km + 30 km = 75 km
Bài 3
Quan sát bản đồ.
b) Thành phố Cao Bằng và thành phố Lạng Sơn, nơi nào xa thành phố Hà Nội hơn?
Thành phố Hà Nội và thành phố Huế, nơi nào gần thành phố Vinh hơn?
Phương pháp giải:
a) Quan sát bản đồ để xác định quãng đường Hà Nội – Vinh, Huế - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.
b) Em xác định quãng đường Cao Bằng – Hà Nội và Lạng Sơn - Hà Nội rồi so sánh hai quãng đường với nhau.
Xác định quãng đường TP. Hà Nội – Vinh và TP. Huế - Vinh và trả lời nơi nào gần TP. Vinh hơn.
Lời giải chi tiết:
Quan sát bản đồ ta thấy các quãng đường có độ dài như sau:
a) Hà Nội – Vinh: 308 km
Huế - Vinh: 368 km
Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ: 174 km
b) Thành phố Cao Bằng – Thành phố Hà Nội: 285 km
Thành phố Lạng Sơn – Thành phố Hà Nội: 169 km
Ta có 285 km > 169 km nên thành phố Cao Bằng xa Hà Nội hơn thành phố Lạng Sơn.
Ta có 308 km < 368 km nên Thành phố Hà Nội gần thành phố Vinh hơn thành phố Huế.
Chủ đề 4: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
Chủ đề 8. Mùa hè vui
Đề kiểm tra học kì 2
Chủ đề 6 : Trái đất và bầu trời
Chủ đề 4. Vui học với tranh in
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2