1. Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000
2. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
3. Ki-lô-gam
4. Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000
5. Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000
6. Em làm được những gì?
7. Ôn tập các số trong phạm vi 1000
8. Ôn tập phép nhân và phép chia
9. Nặng hơn, nhẹ hơn
10. Ôn tập phép cộng và phép trừ
Bài 1
Quan sát hình vẽ sau:
Tính:
a) Tổng số bút chì ở hình A và hình B.
b) Hiệu số bút chì ở hình A và hình B.
Phương pháp giải:
- Em đếm số bút chì trong mỗi giỏ và số giỏ bút ở mỗi hình. Từ đó xác định số bút chì ở mỗi hình.
- Tính tổng và hiệu số bút chì ở hình A và hình B.
Lời giải chi tiết:
Hình A có 64 chiếc bút chì.
Hình B gồm 55 chiếc bút chì.
a) Tổng số bút chì ở hình A và hình B là
64 + 55 = 119
b) Hiệu số bút chì ở hình A và hình B là
64 – 55 = 9
Bài 2
Tính nhẩm.
a) 80 + 20 b) 500 + 200
70 + 50 800 – 400
160 – 90 320 + 300
220 – 50 670 – 500
Phương pháp giải:
Em tính nhẩm tổng và hiệu của các số tròn chục và tròn trăm rồi hoàn thiện các phép tính.
Lời giải chi tiết:
a) 80 + 20 = 100 b) 500 + 200 = 700
70 + 50 = 120 800 – 400 = 400
160 – 90 = 70 320 + 300 = 620
220 – 50 = 170 670 – 500 = 170
Bài 3
Đặt tính rồi tính.
356 + 127 762 – 237 450 – 248
84 + 520 948 – 64 139 + 670
Phương pháp giải:
Đặt tính sao cho các số ở cùng hàng thẳng cột với nhau.
Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 4
Tìm xe cho các bạn.
Phương pháp giải:
Em thực hiện tính kết quả các phép cộng rồi nối với xe ghi số tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Bài 5
Mỗi con vật che số nào?
Phương pháp giải:
Em tính nhẩm các số còn thiếu bằng cách cộng, trừ các số tròn trăm, tròn chục rồi xác định số bị che bởi mỗi con vật.
Lời giải chi tiết:
Ta có 300 + 400 = 700 700 – 300 = 400
70 + 60 = 130 130 – 70 = 60
Vậy con sứa che số 400. Con cua che số 300.
Sao biển che số 70. Cá ngựa che số 130.
Bài 6
Mỗi bông hoa che số nào?
Mẫu:
Phương pháp giải:
Quan sát ví dụ mẫu em nhận thấy quy luật: Mỗi số ở vòng ngoài bằng tổng của hai số ở hai bên.
Từ đó em tính tổng hai số để tìm số ở giữa.
Lời giải chi tiết:
Quan sát ví dụ mẫu ta thấy: Mỗi số ở vòng ngoài bằng tổng của hai số ở hai bên.
a) Bông hoa tím: 35 + 25 = 60
Bông hoa xanh dương: 35 + 55 = 90
Bông hoa hồng: 25 + 55 = 80
Làm tương tự với các bông hoa còn lại:
Bài 7
Số?
Mẫu:
Phương pháp giải:
Em quan sát ví dụ mẫu và tìm quy luật của bài toán: Số ở giữa bằng tổng của ba số ở xung quanh.
Lời giải chi tiết:
Quan sát ví dụ mẫu ta thấy: Số ở giữa bằng tổng của ba số ở xung quanh
Ta điền như sau:
Bài 8
Nam và Hà vào vườn hái dâu. Nam hái được 125 quả, Hà hái được 167 quả. Hỏi Nam hái được ít hơn Hà bao nhiêu quả dâu?
Phương pháp giải:
Số quả dâu Nam hái ít hơn Hà = Số quả dâu Hà hái được – Số quả dâu Nam hái được.
Lời giải chi tiết:
Nam hái được ít hơn Hà số quả dâu là
167 – 125 = 42 (quả)
Đáp số: 42 quả
Bài 9
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Thửa ruộng thứ nhất: 216 cuộn rơm.
Thửa ruông thứ hai: 328 cuộn rơm.
Cả hai thửa ruộng: …. cuộn rơm?
Phương pháp giải:
Số cuộn rơm ở cả hai thửa ruộng = Số cuộn rơm ở thửa ruộng thứ nhất + Số cuộn rơm ở thửa ruộng thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Cả hai thửa ruộng có số cuộn rơm là
216 + 328 = 544 (cuộn rơm)
Đáp số: 544 cuộn rơm
Chủ đề 1. Ôn tập và bổ sung
Chủ đề. EM YÊU QUÊ HƯƠNG
Festivals
Chủ đề. BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Chủ đề 1 Gia đình
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2