Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Phần I
Đọc và làm bài tập:
Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em
Tắt đèn, cửa mở ban đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường
Cho em màu sắc, hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.
Cửa là đôi cánh đầu tiên
Mở ra đất nước, thiên nhiên, con người.
PHAN THỊ THANH NHÀN
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Điền vào bảng sau những từ ngữ thích hợp thể hiện 2 hình ảnh so sánh ở 4 dòng thơ đầu:
Phương pháp giải:
Em đọc 4 dòng thơ đầu.
Lời giải chi tiết:
Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Cửa sổ | là | mắt của nhà |
Cửa sổ | là | bạn của người |
Câu 2
Câu 2: Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:
a) Vì sao tác giả bài thơ viết: “Cửa sổ còn biết làm thơ”?
- Vì cửa sổ biết nhìn ra trời rộng, sông dài.
- Vì cửa sổ biết che chắn bão mưa cho người.
- Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
b) Em hiểu “bức tranh riêng treo tường” ở dòng thơ 8 là gì?
- Là bức tranh vẽ bầu trời đêm treo trên tường.
- Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.
- Là ánh nắng sớm ùa vào, đẹp như tranh.
c) Em hiểu hai dòng thơ cuối khổ thơ 1 như thế nào?
- Mỗi dòng thơ đúc kết một ý đã được nói ở những dòng thơ trước đó.
- Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ đã đưa thiên nhiên tươi đẹp đến với em.
- Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Vì sao tác giả bài thơ viết: “Cửa sổ còn biết làm thơ”?
- Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
b) Em hiểu “bức tranh riêng treo tường” ở dòng thơ 8 là gì?
- Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.
c) Em hiểu hai dòng thơ cuối khổ thơ 1 như thế nào?
- Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.
Câu 3
Dựa theo gợi ý từ 2 dòng thơ cuối bài, hãy viết tiếp 1 trong 2 câu sau:
a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt...
b) Hai cánh cửa sổ là đôi cánh...
Phương pháp giải:
Em dựa vào 2 dòng thơ cuối bài để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt để em có thể nhìn thấy thiên nhiên tươi đẹp.
b) Hai cánh cửa sổ là đôi cánh đưa em đến với những cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước, con người.
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3