Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Nội dung
Bài đọc giới thiệu về tên 36 phố phường của Hà Nội. |
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ,...
Câu 2
Câu 2. Trò chơi Hái táo
Chọn những quả táo chứa từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của cuộc sống đô thị:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và lựa chọn những đặc điểm của cuộc sống đô thị.
Lời giải chi tiết:
Đông đúc, tấp nập, năng động, ồn ào, nhộn nhịp, sầm uất, náo nhiệt,...
Phần II
Bài đọc:
Phố phường Hà Nội
(Trích)
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hang Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh...
Ca dao
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào tên bài ca dao để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về phố phường của Hà Nội.
Câu 2
Câu 2: Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố?
Phương pháp giải:
Em đọc hai câu đầu của bài ca dao.
Lời giải chi tiết:
Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có 36 phố.
Câu 3
Câu 3: Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?
Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Gà, Hàng Bạc, Hàng Muối, Hàng Nón.
Phương pháp giải:
Em đọc các tên phố để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đọc các tên phố, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng là: giày, giấy, gà, bạc, muối, nón.
Câu 4
Câu 4: Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Chọn ý em thích:
a) Phố phường Hà Nội là một bài thơ đẹp.
b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.
c) Tác giả rất yêu mến Hà Nội.
d) Một ý khác (nêu ý đó).
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.
Phần IV
Câu 1: Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Hàng mã.
b) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ hai: hàng Mã.
c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó: Hàng Mã.
Phương pháp giải:
Em đọc bài ca dao để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Chọn c
Câu 2
Câu 2: Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3
Unit 11. My family
Chủ đề 5: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh
Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch đẹp
Unit 5. Sports & Hobbies
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3