Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Nội dung
Bài đọc miêu tả những hương thơm của làng quê ở từng thời điểm khác nhau. |
Phần I
Bài đọc:
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng.
Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà,... hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi.
Theo BĂNG SƠN
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.
Câu 2
Câu 2: Tìm những từ ngữ trong bài văn tả hương thơm của hoa, lá.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2, đoạn 4 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ tả hương thơm hoa, lá là: thoảng nhẹ, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, đượm mùi thơm.
Câu 3
Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Ngày mùa, làng quê tác giả có hương thơm của cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
Câu 4
Câu 4: Theo em, vì sao bài văn có tên là Hương làng?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nói lên cảm nhận của mình.
Lời giải chi tiết:
Bài văn có tên là Hương làng vì làng quê tác giả luôn có những làn hương mộc mạc, quen thuộc, chân chất.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Đọc câu sau và hoàn chỉnh sơ đồ so sánh ở bên dưới:
Tôi cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê những mùi thơm ấy, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động 1: hít thở những mùi thơm ấy
Từ so sánh: giống như
Hoạt động 2: hít hà hương thơm từ nồi cươm gạo mới mẹ bắc ra.
Câu 2
Câu 2: Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:
a) Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
VŨ TÚ NAM
b) Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
PHẠM HỔ
c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.
BÙI HIỂN
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Lượn lờ đờ so sánh với trôi trong nắng.
b) Chạy so sánh với lăn tròn
c) Chồm lên hụp xuống so sánh với nô giỡn.
Đề kiểm tra học kì 1
Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Chủ đề 4: Em yêu làn điệu dân ca
Chủ đề: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Tiếng Việt 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3