Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta
Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"
Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 67
Hoa bìm bịp
Viết: Làm thơ lục bát
Viết: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Ôn tập bài 3 trang 79
Hướng dẫn phân tích VB 1
Đọc văn bản trong SGK trang 102, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại hai ngôi kể đã học:
- Ngôi thứ nhất xưng “tôi”.
- Ngôi thứ ba tác giả là người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất.
Hướng dẫn phân tích VB 2
Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Theo dõi văn bản và liệt kê các sự việc.
Lời giải chi tiết:
Những sự việc chính:
- Làng tôi có con sông êm đầu chảy qua làng, chúng tôi thường rủ nhau tắm sông.
- Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi rủ nhau thi bơi.
- Tôi nhận lời thách đấu.
- Bỗng bắp chân bị chuột rút và đau đớn, tôi sợ hãi tột độ.
- Một người làng đi câu cá gần đấy đã cứu tôi lên.
- Tôi rút ra bài học chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.
Hướng dẫn phân tích VB 3
Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về phương thức miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả:
- Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông.
- Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt.
- Tôi cố ngôi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được.
=> Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
Hướng dẫn phân tích VB 4
Câu 4 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Suy nghĩ xem đoạn cuối văn bản có tác dụng gì so với các đoạn văn ở vị trí khác trong việc tiếp cận đến người đọc.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật “tôi” đã nhận ra sau trải nghiệm ấy là bài học sâu sắc, cần nghe lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.
- Vì khi trình bày cuối đoạn thì bài học sẽ đọng lại sâu sắc cho người đọc.
Hướng dẫn phân tích VB 5
Câu 5 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Từ văn bản trong sách giáo khoa, rút ra những lưu ý khi làm bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Em rút ra được một số kinh nghiệm khi kể lại một trải nghiệm của bản thân:
- Dùng ngôi thứ nhất để kể
- Kết hợp kể và miêu tả
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
- Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần
Hướng dẫn viết
Hướng dẫn viết bài
Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Phương pháp giải:
Viết bài văn ngắn khoảng 400 chữ, tự chọn một trải nghiệm khiến em nhớ mãi và kể lại.
Lời giải chi tiết:
Để giúp học sinh tìm hiểu cũng như có hiểu biết sâu sắc hơn về những món ăn truyền thống của dân tộc Việt, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi một buổi trải nghiệm về ngôi làng nhỏ ở ngoại ô để làm bánh trôi nước.
Chúng tôi đã được các cô trong làng giới thiệu chi tiết và các cách để làm bánh trôi nước. Trước hết là phải chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh. Bao gồm bột gạo nếp 500g, bột gạo tẻ 50g, dừa nạo, đường phèn, vừng trắng, muối.
Tiếp đến là cách làm bánh. Trước hết là bước nhào bột bánh trôi. Chúng tôi phải tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4, tức là cứ 1 phần bột gạo tẻ trộn với 4 phần bột gạo nếp (tùy từng khẩu phần ăn mà bạn trộn sử dụng khối lượng nhiều hay ít). Cho nước và ít muối vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi nào bột dẻo thành khối, mềm, không bị rơi vụn ra, không bị dính tay khi trộn. Cuối cùng bọc bột lại rồi ủ trong 30 phút.
Sau đó là bước làm nhân bánh. Đầu tiên, các bạn học sinh phải cắt đường phèn thành những miếng nhỏ sao cho vừa với bánh. Rang vừng trắng đến khi hạt vừng có mùi thơm thì tắt bếp, không nên rang vừng quá cháy.
Tiếp đó là tiến hành nặn bán. Từng bạn lấy từng phần bột bánh đã ủ bột rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt vào nhân đường. Sau đó, vê viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.
Bước cuối cùng là bước luộc bánh trôi. Đây là bước chúng tôi thích nhất. Đun một nồi nước sôi vừa đủ với lượng bánh muốn nấu. Khi nước sôi thả bánh vào. Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong là bánh đã chín, để khoảng 15 giây rồi vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội.
Các cô còn dặn kĩ từng bạn là không nên luộc bánh lâu quá dễ làm nát bánh. Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau. Rắc vừng, dừa nạo sợi lên trên bánh rồi thưởng thức.
Qua chuyến đi đó, tôi và các bạn rất vui vì đã có thêm trải nghiệm, có thêm kiến thức về một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam.
Đề thi học kì 1
Unit 3. Wild Life
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chủ đề 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN
GIẢI TOÁN 6 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6