Bài 1
Tính:
a) \(\dfrac{12}{17}:6\) ; \(16:\dfrac{8}{11}\) ; \(9: \dfrac{3}{5}\times\dfrac{4}{15}\) ;
b) \(72 :45\) \(281,6 : 8\) \(300,72 : 53,7\)
\(15 : 50\) \(912,8 : 28\) \(0,162 : 0,36\)
Phương pháp giải:
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số ta lấy thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Áp dụng các quy tắc đã học về phép chia số thập phân.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{12}{17} : 6 = \dfrac{12}{17} \times \dfrac{1}{6} = \dfrac{12}{17 \times 6} \)\(= \dfrac{6 \times 2}{17 \times 6} =\dfrac{2}{17}\)
\(16 : \dfrac{8}{11} = 16 \times \dfrac{11}{8} = \dfrac{16\times 11}{8} \)
\(= \dfrac{8 \times 2\times 11}{8} = 22\)
\(\eqalign{ & 9:{3 \over 5} \times {4 \over {15}} = 9 \times {5 \over 3} \times {4 \over {15}} \cr & = {{9 \times 5 \times 4} \over {3 \times 15}} = {{3 \times 3 \times 5 \times 4} \over {3 \times 3 \times 5}} = 4 \cr} \)
Bài 2
Tính nhẩm:
a) \(3,5 : 0,1\) \( 8,4 : 0,01\) \(9,4 : 0,1\)
\(7,2 : 0,01\) \(6,2 :0,1\) \(5,5 : 0,01\)
b) \(12 : 0,5\) \(20 : 0,25\) \(\dfrac{3}{7} : 0,5\)
\(11 : 0,25\) \(24 : 0,5 \) \(15 : 0,25\)
Phương pháp giải:
- Muốn chia một số thập phân cho \(0,1,; 0,01; 0,001; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số
- Muốn chia một số cho \(0,5\) ta chỉ việc nhân số đó với \(2\).
- Muốn chia một số cho \(0,25\) ta chỉ việc nhân số đó với \(4\).
Lời giải chi tiết:
a) \(3,5 : 0,1 = 3,5 × 10 = 35\)
\(8,4 : 0,01 = 8,4 × 100 = 840\)
\(9,4 : 0,1 = 9,4 × 10 = 94\)
\(7,2 : 0,01 = 7,2 × 100 = 720\)
\(6,2 : 0,1 = 6,2 × 10 = 62\)
\(5,5 : 0,01 = 5,5 × 100 = 550\)
b) \(12 : 0,5 = 12 × 2 = 24\)
\(\dfrac{3}{7} : 0,5 = \dfrac{3}{7} × 2 = \dfrac{6}{7}\)
\(24 : 0,5 = 24 × 2 = 48\)
\(11 : 0,25 = 11 × 4 = 44\)
\(20 : 0,25 = 20 × 4 =80\)
\(15 : 0,25 = 15 × 4 = 60.\)
Bài 3
Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu):
a) \(3 : 4 ;\) b) \(7 : 5 ;\)
c) \(1 : 2 ;\) d) \(7 : 4 .\)
Mẫu: a) \(3 : 4 = \dfrac{3}{4} = 0,75.\)
Phương pháp giải:
Làm tương tự ví dụ mẫu, viết phép chia dưới dạng phân số rồi viết dưới dạng số thập phân.
Lời giải chi tiết:
b) \(7 : 5 = \dfrac{7}{5} = 1,4;\)
c) \(1 : 2 = \dfrac{1}{2} = 0,5;\)
d) \(7 : 4 = \dfrac{7}{4} = 1,75.\)
Bài 4
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp ?
A. 150% B. 60% C. 66% D. 40%
Phương pháp giải:
- Tính số học sinh cả lớp.
- Để tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nam và số học sinh của cả lớp nên ta sẽ tìm thương giữa số học sinh nam và số học sinh của cả lớp, sau đó nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Lời giải chi tiết:
Lớp học có tất cả số học sinh là:
18 + 12 = 30 (học sinh)
Số học sinh nam chiếm số phần trăm số học sinh cả lớp là:
12 : 30 = 0,4 = 40%
Chọn đáp án D.
Tuần 20: Diện tích hình tròn. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Bài 3: Có chí thì nên
Chuyên đề 12. Các bài toán về tính tuổi
Chuyên đề 11. Các bài toán về chuyển động đều
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - TOÁN 5