Bài 1
Đặt tính rồi tính:
a) 37,25 + 128,08 b) 74,271 – 58,19 c) 27,36 x 4,5
............................ ........................ .........................
............................ ........................ .........................
............................ ........................ .........................
Phương pháp giải:
- Đối với phép cộng và phép trừ: Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tính bằng hai cách: (2,15 + 3,85) x 1,2 = ?
Cách 1: (2,15 + 3,85) x 1,2 Cách 2: (2,15 + 3,85) x 1,2
= ....................................... = .......................................
= ....................................... = .......................................
= ....................................... = .......................................
Phương pháp giải:
- Cách 1: Em tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Cách 2: Áp dụng công thức nhân một tổng với một số (a+b)×c= a × c + b × c
Lời giải chi tiết:
Cách 1: (2,15 + 3,85) x 1,2 Cách 2: (2,15 + 3,85) x 1,2
= 6 x 1,2 = 2,15 x 1,2 + 3,85 x 1,2
= 7,2 = 2,58 + 4,62
= 7,2
Bài 3
Tính bằng cách thuận tiện
a) 16,7 x 2,5 – 6,7 x 2,5 b) 4,65 x 5,7 + 5,7 x 5,35
= ....................................... = .......................................
= ....................................... = .......................................
= ....................................... = .......................................
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức nhân một một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu:
(a + b) × c = a × c + b × c
(a − b) × c = a × c – b × c
Lời giải chi tiết:
a) 16,7 x 2,5 – 6,7 x 2,5 b) 4,65 x 5,7 + 5,7 x 5,35
= (16,7 – 6,7) x 2,5 = (4,65 + 5,35) x 5,7
= 10 x 2,5 = 10 x 5,7
= 25 = 57
Bài 4
Một người mua 3l nước mắm phải trả 225 000 đồng. Nếu người đó muốn mua 12,5l nước mắm cùng loại thì phải chuẩn bị ít nhất bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
- Số tiền mua 1l nước mắm = Số tiền mua 3 lít nước mắm : 3
- Số tiền mua 12,5 lít nước mắm = Số tiền mua 1 lít nước mắm x 12,5
Lời giải chi tiết:
Số tiền mua 1l nước mắm là
225 000 : 3 = 75 000 (đồng)
Số tiền mua 12,5 lít nước mắm là
75 000 x 12,5 = 937 500 (đồng)
Vậy người đó phải chuẩn bị ít nhất 937 500 đồng.
Đáp số: 937 500 đồng.
Bài 5
Tính:
Phương pháp giải:
- Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
- Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.
- Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
Lời giải chi tiết:
Bài 6
Đặt tính rồi tính:
7,8 : 4 0,716 : 2 45,24 : 6 39,52 : 13
Phương pháp giải:
- Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
- Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.
- Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
Lời giải chi tiết:
Bài 7
Tính nhẩm:
34,7 : 10 = ............. 28,65 : 100 = ............... 15,7 : 1 000 = ..............
625,14 : 10 = ............. 0,81 : 100 = ................. 3456,78 : 1 000 = .............
Phương pháp giải:
Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1 000 ta dịch chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Lời giải chi tiết:
34,7 : 10 = 3,47 28,65 : 100 = 0,2865 15,7 : 1 000 = 0,0157
625,14 : 10 = 62,514 0,81 : 100 = 0,0081 3456,78 : 1 000 = 3,45678
Bài 8
Một ô tô chở 3 chuyến được 16,5 tấn hàng. Biết rằng mỗi chuyến ô tô đó chở được số hàng nặng như nhau. Hỏi ô tô đó chở 8 chuyến như thế thì được bao nhiêu tấn hàng?
Phương pháp giải:
- Số tấn hàng 1 chuyến ô tô chở được bằng số tấn hàng 3 chuyến ô tô chở được chia cho 3
- Số tấn hàng 8 chuyến ô tô chở được bằng số tấn hàng 1 chuyến ô tô chở được nhân với 8
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
3 chuyến: 16,5 tấn hàng
8 chuyến: .... tấn hàng ?
Bài giải
Một chuyến ô tô chở được số tấn hàng là
16,5 : 3 = 5,5 (tấn)
Ô tô đó chở 8 chuyến như thế thì được số tấn hàng là
5,5 x 8 = 44 (tấn)
Đáp số: 44 tấn
Vui học
Một hộp bánh nướng có 4 chiếc, cân nặng 1 kg, biết rằng vỏ hộp cân nặng 0,6 lạng. Hỏi mỗi chiếc bánh nướng cân nặng bao nhiêu lạng (1kg = 10 lạng)?
Phương pháp giải:
- Cân nặng của 4 chiếc bánh nướng = Cân nặng của hộp bánh – Cân nặng của vỏ hộp.
- Cân nặng của mỗi chiếc bánh nướng = Cân nặng của 4 chiếc bánh : 4
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Hộp bánh gồm 4 chiếc: 1kg
Vỏ hộp: 0,6 lạng
Mỗi chiếc bánh: …… lạng?
Bài giải
Đổi 1kg = 10 lạng
Cân nặng của 4 chiếc bánh nướng là
10 – 0,6 = 9,4 (lạng)
Mỗi chiếc bánh nướng có cân nặng là
9,4 : 4 = 2,35 (lạng)
Đáp số: 2,35 lạng
Bài 12: Em yêu hòa bình
TẢ CÂY CỐI
Chuyên đề 3. Chữ số tận cùng
Tuần 32: Luyện tập về tỉ số phần trăm. Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian. Ôn tập về tính chu vi và diện tích một số hình
TẢ CẢNH