1. Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh
2. Bài 25. Hô hấp tế bào
3. Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
4. Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào
5. Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
6. Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
7. Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
8. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
9. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng
11. Bài 22. Quang hợp ở thực vật
12. Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
CH tr 8 22.1
Quan sát Hình 22.1 SGK KHTN 7 và hoàn thành bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 8 22.2
Hãy phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Nắm và phát biểu được khái niệm, phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
Lời giải chi tiết:
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
CH tr 8 22.3
Quan sát hình dưới, cho biết những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá và môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hóa trong quá trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Nắm được quá trình quang hợp kết hợp quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
CH tr 9 22.4
Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 9 22.5
Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, … bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp?
Phương pháp giải:
Bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp
Trong lục lạp chứa sắc tố quang hợp là diệp lục - tạo nên màu xanh của lá cây (cơ quan quang hợp)
Nhớ lại kiến thức về đặc điểm cấu tạo của lá, quan sát cây xem màu xanh xuất hiện ở chỗ nào thì chỗ đó có diệp lục
Lời giải chi tiết:
Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, ... thì thân cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp. Vì phần thân cây có màu xanh chứng tỏ có chất diệp lục để cây quang hợp.
CH tr 9 22.6
Xác định tính đúng, sai của các nhận định trong bảng sau bằng cách ghi từ Đúng hoặc Sai vào ô bên cạnh.
Lời giải chi tiết:
CH tr 9 22.7
Những đặc điểm nào sau đây của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?
(1) Lá có dạng hình kim.
(2) Tế bào thịt lá gồm mô giậu và mô xốp.
(3) Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng.
(4) Lá chứa nhiều lục lạp có sắc tố quang hợp.
(5) Phiến lá mỏng có gân lá.
Phương pháp giải:
Đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:
- Phiến lá thường có hình bản mỏng, rộng có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp.
- Phiến lá có nhiều gân lá chứa mạch dẫn có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
- Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa chất diệp lục có vai trò hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường.
- Biểu bì lá có nhiều khí khổng có vai trò giúp cho các khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, đảm bảo cho hoạt động quang hợp diễn ra bình thường.
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:
(2) Tế bào thịt lá gồm mô giậu và mô xốp.
(3) Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng.
(4) Lá chứa nhiều lục lạp có sắc tố quang hợp.
(5) Phiến lá mỏng có gân lá.
CH tr 10 22.8
Tìm các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Trong quá trình … (1) …, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra … (2) … Nước và … (3) … được lấy từ môi trường ngoài để tổng hợp chất hữu cơ như … (4) … và giải phóng … (5) … Cũng trong quá trình này, … (6) … chuyển hóa thành … (7) … dự trữ trong các hợp chất hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
Các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin trên:
(1) quang hợp
(2) đồng thời
(3) carbon dioxide
(4) glucose, tinh bột
(5) oxygen
(6) quang năng
(7) hóa năng
CH tr 10 22.9
Bảng số liệu dưới đây cho thấy sự phân bố của khí khổng ở hai mặt của lá cây.
Nhận xét về sự khác nhau giữa số lượng khí khổng ở biểu bì mặt trên và mặt dưới lá ở các nhóm cây một lá mầm và hai lá mầm. Từ đó rút ra kết luận gì về sự phân bố khí khổng ở các loài thực vật.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng, nhận xét sự khác nhau giữa hai mặt của lá
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Ở cây một lá mầm, số lượng khí khổng tương đối đồng đều giữa hai mặt lá. Ở cây hai lá mầm, số lượng khí khổng ở mặt trên của lá thường ít hơn mặt dưới của lá.
Kết luận: Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau tùy theo loài thực vật.
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Phần Địa lí
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - siêu ngắn
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
Songs
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7