1. Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh
2. Bài 25. Hô hấp tế bào
3. Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
4. Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào
5. Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
6. Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
7. Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
8. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
9. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng
11. Bài 22. Quang hợp ở thực vật
12. Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
CH tr 61 38.1
Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.
Phương pháp giải:
Quan sát sự nảy mầm của cây và mô tả
Lời giải chi tiết:
Khi ngâm hạt trong nước ấm, hạt hút no nước và trương lên, vỏ hạt mềm hơn. Sau khi gieo hạt đã ngâm xuống đất, hạt sẽ nảy mầm, phát sinh rễ mầm cắm xuống đất và thân mầm mọc hướng lên trên. Lá mầm sẽ phát triển ổn định một thời gian rồi teo đi. Khi lá mầm mở rộng ra, những cơ quan sinh dưỡng của cây như lá non, thân dần lộ ra.
CH tr 61 38.2
So sánh sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát
Phương pháp giải:
Quan sát sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát
Lời giải chi tiết:
So sánh sinh trưởng, phát triển của loài bướm và loài gà:
Giống nhau: Đều qua các giai đoạn trứng, con trưởng thành.
Khác nhau:
- Gà: không có thay đổi về đặc điểm hình thái đột ngột từ sau khi trứng nở.
- Bướm: có sự thay đổi về đặc điểm hình thái đột ngột qua các giai đoạn (trứng → ấu trùng → nhộng → con trưởng thành).
CH tr 61 38.3
Hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài mà em quan sát
Phương pháp giải:
Nhớ lại một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài
Lời giải chi tiết:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…
CH tr 61 38.4
Cần làm gì để các vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm?
Phương pháp giải:
Mỗi vật nuôi cần để có sự sinh trưởng và phát triển nhanh cần có chế độ chăm sóc hợp lý
Lời giải chi tiết:
Để các vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh cần có chế độ chăm sóc đều đặn, không sử dụng các chất kích thích, chất tăng trưởng
CH tr 61 38.5
Tìm hiểu về chu trình sống của ruồi hoặc muỗi và viết báo cáo ngắn khoảng 100 từ. Từ đó nêu các biện pháp để tiêu diệt chúng.
Phương pháp giải:
Nắm được chu trình sống của ruồi hoặc muỗi và các biện pháp để tiêu diệt chúng
Lời giải chi tiết:
Chu trình sống của muỗi:
- Chu trình sống của muỗi trải qua 4 giai đoạn phát triển đó là trứng, ấu trùng thường được gọi là bọ gậy, thanh trùng thường được gọi là loăng quăng và muỗi trưởng thành.
- Khi còn là trứng, bọ gậy và loăng quăng thì chúng sống dưới nước và khi muỗi đã trưởng thành thì sống tự do ở môi trường.
- Muỗi cái trưởng thành thường hút máu người và động vật để có nguồn protein cho việc sản sinh trứng.
- Chính vì vậy, muỗi trở thành vật trung gian truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết,…
Các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi:
- Vệ sinh môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ; tránh để các vũng nước đọng.
- Sử dụng các biện pháp diệt muỗi hiệu quả và an toàn như đuổi muỗi bằng tinh dầu, trồng cây đuổi muỗi, sử dụng đèn bẫy muỗi, phun thuốc diệt muỗi,…
Chủ đề 3: Biết ơn thầy cô
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chương 6. Biểu thức đại số
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7
Đề thi giữa kì 1
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7