1. Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh
2. Bài 25. Hô hấp tế bào
3. Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
4. Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào
5. Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
6. Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
7. Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
8. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
9. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng
11. Bài 22. Quang hợp ở thực vật
12. Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
CH tr 69 41.1
Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật
Phương pháp giải:
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới sự sinh sản của sinh vật như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật:
- Độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số hạt lép ở thực vật.
- Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng ở động vật. Ví dụ: Cá chép chỉ đẻ ở nhiệt độ trên 15oC.
- Điều chỉnh ánh sáng có thể làm cho gà đẻ 2 trứng/ ngày.
- Trứng rùa được ấp ở nhiệt độ nhỏ hơn 23 độ C vào 1/3 của kỳ ấp trứng thì rất hiếm nở; trứng được ấp ở nhiệt độ lớn hơn 33 độ C trong thời gian dài sẽ làm chết phôi trứng không nở được.
CH tr 69 41.2
Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế
Phương pháp giải:
Nhớ lại các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật để lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật:
- Sử dụng hormone.
- Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng để kích thích cây ra hoa, tạo quả trái vụ,…
Ví dụ trong thực tế:
- Thắp đèn chiếu sáng cho thanh long tạo quả vào mùa đông.
- Ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa để phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn.
- Dùng khói hun cho cây dưa chuột kích thích ra nhiều hoa cái.
- Nuôi ong trong vườn nhãn để tăng khả năng thụ phấn, tạo quả cho nhãn.
CH tr 69 41.3
Giải thích tại sao cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.
Phương pháp giải:
Một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày có tác dụng vô cùng lớn tới thực vật và con người
Lời giải chi tiết:
Cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày vì chúng giúp cây trồng thụ phấn nhằm nâng cao hiệu quả thụ phấn, giúp tăng năng suất quả và hạt.
CH tr 69 41.4
Giải thích cơ sở của việc tạo thành quả không hạt và kể tên một số loại quả không hạt mà em biết
Phương pháp giải:
Nhớ lại cơ sở của việc tạo quả không hạt và cho ví dụ
Lời giải chi tiết:
Cơ sở của việc tạo thành quả không hạt: Ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.
Một số loại quả không hạt: Chanh, nho, dưa hấu, bưởi, cam, táo, ...
CH tr 69 41.5
Việc trồng cây đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh sản ở thực vật? Giải thích
Phương pháp giải:
Nắm được ý nghĩa của việc trồng cây đúng thời vụ đối với quá trình sinh sản ở thực vật
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc trồng cây đúng thời vụ đối với quá trình sinh sản ở thực vật:
Ở thực vật, độ ẩm, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số lượng hạt lép. Mà độ ẩm, nhiệt độ,… có sự thay đổi theo mùa vụ.
Bởi vậy, trồng cây đúng thời vụ thì các điều kiện môi trường sẽ thuận lợi cho quá trình sinh sản của thực vật (tăng hiệu suất thụ phấn và thụ tinh) → Giúp cây trồng đạt được năng suất cao.
CH tr 70 41.6
Điều khiển số con và giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
Phương pháp giải:
Điều khiển số con và giới tính của đàn con giúp con người đạt được mục đích chăn nuôi
Lời giải chi tiết:
Điều khiển số con để tạo ra số lượng con trong đàn phù hợp → giúp tăng hiệu quả kinh tế của đàn vật nuôi.
Điều khiển giới tính giúp con người tạo ra được số lượng lớn con đực hay con cái để đáp ứng mục đích sản xuất (nếu mục đích nhân giống nhanh thì cần nhiều con cái; còn để đáp ứng nhu cầu cung cấp thịt, lông, tơ,… thì cần nhiều con đực).
CH tr 70 41.7
Em hãy nêu một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi
Phương pháp giải:
Điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi có nhiều thành tựu
Lời giải chi tiết:
Một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi:
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá để tăng hiệu suất thụ tinh, tạo ra số con nhiều hơn.
- Thay đổi thời gian chiếu sáng để gà nuôi công nghiệp đẻ 2 trứng/ngày.
- Điều khiển nhiệt độ ấp trứng để điều khiển giới tính con được sinh ra ở rùa: Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C thì nở thành con cái.
- Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 - metytestosterone (1 loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
CH tr 70 41.8
Ngoài yếu tố hormone, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?
Phương pháp giải:
Nhớ lại các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh và sinh trứng
Lời giải chi tiết:
Ngoài yếu tố hormone, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng:
- Chế độ ăn uống
- Nhiễm trùng
- Môi trường sống và làm việc.
- Ảnh hưởng của phóng xạ
- Từ trường
- Các thuốc điều trị bệnh lý nội khoa.
CH tr 70 41.9
Khi trồng cây, người ta thường bấm ngọn và tỉa cành nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Nhớ lại tác dụng của việc bấm ngọn và tỉa cành khi trồng cây
Lời giải chi tiết:
Bấm ngọn để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách, giúp tạo được nhiều chồi hơn nhờ đó tạo được nhiều lá hoặc nhiều hoa quả hơn. Kĩ thuật bấm ngọn thường áp dụng đối với các loài cây lấy rau hoặc quả như mướp, mồng tơi,...
Tỉa cành để loại bỏ bớt cành nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho ngọn chính phát triển tốt hơn. Kĩ thuật tỉa cành thường áp dụng đối với các loài cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan,...
CH tr 70 41.10
Ở người, có một số cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn. Hiện nay, y học đã dùng những phương pháp gì để giúp cho các cặp vợ chồng này có thể có con?
Phương pháp giải:
Nhớ lại một số phương pháp để giúp các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn
Lời giải chi tiết:
Những phương pháp y học có thể giúp các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn có thể có con là: thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thụ tinh nhân tạo (IUI),...
Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Tập làm văn
Bài 4: Giai điệu đất nước
Bài 3. Cội nguồn yêu thương
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7