1. Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh
2. Bài 25. Hô hấp tế bào
3. Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
4. Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào
5. Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
6. Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
7. Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
8. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
9. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng
11. Bài 22. Quang hợp ở thực vật
12. Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
CH tr 29 29.1
Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau
Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Trong phân tử nước, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình vẽ để nêu được cấu tạo của phân tử nước
Lời giải chi tiết:
Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen liên kết bằng liên kết cộng hóa trị.
CH tr 29 29.2
Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa theo cấu tạo hóa học của nước để phân tích tính phân cực
Lời giải chi tiết:
Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện ở cặp electron trong liên kết cộng hóa trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
CH tr 29 29.3
Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?
Phương pháp giải:
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật
Lời giải chi tiết:
Vai trò của nước đối với sinh vật:
- Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.
- Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,…
- Là dung môi hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Sinh vật bị thiếu nước thì quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết.
CH tr 30 29.4
Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong một thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết.
Phương pháp giải:
Hiểu được vai trò của nước đối với cây trồng để đề xuất thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”:
- Chuẩn bị 2 chậu cây giống nhau (cùng loài và tương đồng về kích thước).
- Cung cấp cho 2 chậu cây đầy đủ các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng thích hợp giống nhau nhưng 1 chậu cây thường xuyên tưới nước còn một cây thì không tưới nước.
- Quan sát sự phát triển của 2 cây để rút ra kết luận về vai trò của nước đối với sự phát triển cả cây.
CH tr 30 29.5
Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất nhiều nước. Trong trường hợp đó, em cần làm gì?
Phương pháp giải:
Khi bị nôn, sốt cao hay tiêu chảy là những trường hợp khiến cơ thể bị mất nhiều nước. Vì vậy, cần biết những hành động để bù nước lại cho cơ thể
Lời giải chi tiết:
Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, chúng ta cần:
- Thực hiện các biện pháp tích cực để giảm nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy.
- Thực hiện các biện pháp để bù nước cho cơ thể: uống nhiều nước, bù điện giải bằng oresol, ăn thức ăn lỏng hoặc bổ sung nước qua đường tĩnh mạch (truyền nước),…
CH tr 30 29.6
Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? Nêu một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
Phương pháp giải:
Nắm được vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật, một số biểu hiện của thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng
Lời giải chi tiết:
Vai trò của chất dinh dưỡng đối với thực vật:
- Những chất cơ thể cần với số lượng lớn (C, H, O, N,…) là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể như protein, diệp lục,…
- Những chất cơ thể cần với số lượng ít (Cu, Fe, Zn, Mn,…) tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất.
Một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng: lá đổi màu, quả dị dạng,…
Ví dụ: Thiếu đạm (N), cây sinh trưởng kém, lá non mỏng màu xanh nhạt, các lá già chuyển vàng và rụng sớm, kích thước lá bị nhỏ đi, đẻ nhánh và phân cành kém.
CH tr 31 29.7
Giải thích tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong năm
Phương pháp giải:
Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên cần trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong năm.
Lời giải chi tiết:
Nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau ở các loài thực vật, do đó người ta thường trồng thay đổi các loài cây trên cùng một diện tích ở các mùa vụ khác nhau trong một năm để tránh suy kiệt một số chất dinh dưỡng trong đất.
Đồng thời, việc trồng thay đổi các cây cũng giúp đảm bảo điều kiện khí hậu tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây và hạn chế sự phát triển liên tục của sâu bệnh, cỏ dại đặc thù.
CH tr 31 29.8
Quan sát hình dưới và hoàn thành bảng.
Phương pháp giải:
Nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng và một số biểu hiện khi cơ thể bị thiếu/thừa chất dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết:
CH tr 32 29.9
Hình dưới thể hiện động vật bị thiếu chất dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu và nêu một số biểu hiện của động vật khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và nêu được những biểu hiện khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng
Lời giải chi tiết:
CHƯƠNG III. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC – CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC
Đề thi giữa kì 1
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Bài 2. Bài học cuộc sống
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7