1. Ôn tập các số đến 100
2. Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
3. Tia số. Số liền trước, số liền sau
4. Đề-xi-mét
5. Số hạng - Tổng
6. Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
7. Luyện tập chung
8. Luyện tập phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20
9. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20
10. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 (tiếp theo)
11. Luyện tập
12. Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20
13. Luyện tập
14. Luyện tập chung
15. Luyện tập phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20
16. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
17. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 (tiếp theo)
18. Luyện tập
19. Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
20. Luyện tập
21. Luyện tập chung
22. Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ
23. Luyện tập
24. Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ (tiếp theo)
25. Luyện tập
26. Luyện tập chung
27. Em ôn lại những gì đã học
1. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100
2. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 (tiếp theo)
3. Luyện tập
4. Luyện tập (tiếp theo)
5. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100
6. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 (tiếp theo)
7. Luyện tập
8. Luyện tập (tiếp theo)
9. Luyện tập chung
10. Ki-lô-gam
11. Lít
12. Luyện tập chung
13. Hình tứ giác
14. Điểm, đoạn thẳng
15. Đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc
16. Độ dài đoạn thẳng. Độ dài đường gấp khúc
17. Đo độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc 1
18. Luyện tập chung
19. Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
20. Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
21. Ôn tập về hình học và đo lường
22. Ôn tập
Bài 1
Bài 1 (trang 98 SGK Toán 2 tập 1)
a) Chỉ ra đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong trong hình sau:
b) Nêu tên ba điểm thẳng hàng trong hình sau:
Phương pháp giải:
a) Quan sát kĩ hình vẽ rồi chỉ ra đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong trong hình.
b) Tìm ba điểm thẳng hàng trong hình dựa vào đặc điểm: nếu ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng với nhau.
Lời giải chi tiết:
a)
b) - Ba điểm A, M, C thẳng hàng.
- Ba điểm C, P, B thẳng hàng.
- Ba điểm A, N, B thẳng hàng.
Bài 2
Bài 2 (trang 98 SGK Toán 2 tập 1)
a) Đo và tính độ dài các đường gấp khúc từ A đến B sau:
b) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
Phương pháp giải:
a) - Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.
- Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.
b) Đổi 1 dm = 10 cm rồi thực hiện vẽ đoạn thẳng có độ dài 10 cm.
Lời giải chi tiết:
a) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:
Độ dài đường gấp khúc màu tím là:
3 cm + 3 cm + 5 cm = 11 cm
Độ dài đường gấp khúc màu cam là:
3 cm + 2 cm + 4 cm = 9 cm
Độ dài đường gấp khúc màu xanh là:
6 cm + 6 cm = 12 cm
b) Đổi: 1 dm = 10 cm.
Ta sẽ vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm theo các bước như sau:
- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.
- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.
- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 10 cm.
- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 10 cm.
Bài 3
Bài 3 (trang 99 SGK Toán 2 tập 1)
Bình sữa to có 23 \(l\) sữa, bình sữa nhỏ có ít hơn bình sữa to 8 \(l\) sữa. Hỏi bình sữa nhỏ có bao nhiêu lít sữa?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số lít sữa của bình sữa to, số lít sữa bình sữa nhỏ có ít hơn bình sữa to) và hỏi gì (số lít sữa của bình sữa nhỏ), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số lít sữa của bình sữa nhỏ ta lấy số lít sữa của bình sữa to trừ đi số lít sữa bình sữa nhỏ có ít hơn bình sữa to.
Lời giải chi tiết:
Bình sữa nhỏ có số lít sữa là:
23 – 8 = 15 (\(l\))
Đáp số: 15\(l\) sữa.
Bài 4
Bài 4 (trang 99 SGK Toán 2 tập 1)
a) Mỗi mảnh bìa sau có dạng hình gì?
b) Hai mảnh bìa trên lắp được vào vị trí nào trong hình vuông sau?
Phương pháp giải:
a) Quan sát kĩ hình dạng của các mảnh bìa rồi gọi tên của các mảnh bìa đó.
b) Quan sát kĩ hình vuông đã cho rồi tìm xem hai mảnh bìa trên lắp được vào vị trí nào trong hình vuông .
Lời giải chi tiết:
a) Hai mảnh bìa đã cho có dạng hình tứ giác.
b) Mảnh bìa màu vàng lắp được vào vị trí số 5.
Mảnh bìa màu đỏ lắp được vào vị trí số 8.
Bài 5
Bài 5 (trang 99 SGK Toán 2 tập 1)
Quan sát cân nặng của các loại hàng bày bán trong siêu thị:
g) Loại hàng nào nặng nhất? Loại hàng nào nhẹ nhất?
b) Chị Lan đã mua tất cả 10 kg. Theo em, chị Lan có thể đã mua những loại hàng nào?
Phương pháp giải:
a) Quan sát hình vẽ, tìm cân nặng của mỗi loại hàng, sau đó so sánh các số đo khối lượng, từ đó tìm được loại hàng nặng nhất, loại hàng nhẹ nhất.
b) Tính nhẩm tổng cân nặng của hai, ba, ... loại hàng để được kết quả 10 kg.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
1 kg < 2 kg < 3 kg < 4 kg < 5 kg < 8 kg.
Vậy: Quả bí đỏ nặng nhất; thịt, túi đường trắng và túi cà chua nhẹ nhất.
b) Ta có:
• 10kg = 1 kg + 1 kg + 1 kg + 2 kg + 5 kg.
Do đó, chị Lan có thể đã mua thịt, đường trắng, cà chua, bắp cải (hoặc con gà) và quả mít.
• 10kg = 1 kg + 1 kg + 3 kg + 5 kg.
Do đó, chị Lan có thể đã mua 2 trong 3 loại hàng: thịt, đường trắng, cà chua; gạo và quả mít.
• 10 kg = 1 kg + 2 kg + 2 kg + 5 kg
Do đó, chị Lan có thể đã mua thịt (hoặc đường trắng hoặc cà chua), con gà, bắp cải và quả mít.
• 10 kg = 1kg + 4 kg + 5 kg
Do đó, chị Lan có thể đã mua thịt (hoặc đường trắng hoặc cà chua), bột giặt và quả mít.
• 10kg = 1 kg + 1 kg + 8 kg
Do đó, chị Lan có thể đã mua 2 trong 3 loại hàng: thịt, đường trắng, cà chua và quả bí đó
• 10kg = 2 kg + 8 kg
Do đó, chị Lan có thể đã mua con gà (hoặc bắp cải) và quả bí đỏ.
• 10kg = 2 kg + 3 kg + 5 kg
Do đó, chị Lan có thể đã mua con gà (hoặc bắp cải), gạo và quả mít.
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2