Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết những thành quả nhân loiaj đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”
(Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)
Câu 1: Nhận biết
Đoạn văn trích từ văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Nhận biết
Xác định các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
Câu 3: Thông hiểu
Nội dung chính của đoạn văn.
Câu 4. Vận dụng cao
Từ đoạn văn được trích dẫn trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay (đoạn văn khoảng 10 câu)
II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “Bàn về đọc sách”.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
2.
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Cách giải:
Các phép liên kết:
+Phép lặp: học vấn.
+Phép nối: Bởi vì.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Nội dung chính của đoạn văn: Đọc sách là một trong những con đường quan trọng để nâng cao học vấn bởi sách là nơi lưu giữ những thành quả tinh hoa của nhân loại.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Sách là nơi lưu giữ những thành quả tinh hoa của nhân loại.
- Đọc sách là một thói quen cần được suy trì trong cuộc sống bởi:
+ Đọc sách nâng cao hiểu biết, vốn tri thức của bản thân.
+ Đọc sách làm phong phú tâm hồn con người khiến con người sống tốt đẹp hơn.
- Ngày nay, học sinh không còn có thói quen đọc sách thường xuyên.
- Những sách được lựa chọn: truyện tranh, giải trí,… sách về khoa học ít được lựa chọn.
- Nguyên nhân:
+ Sự phát triển của đời sống công nghệ, học sinh bị thu hút bởi những trò chơi điện tử, những trang mạng xã hội ảo,…
+ Do cuộc sống đủ đầy, con người thỏa mãn với cái cá nhân mình đang có nên ít có nhu cầu học hỏi, tìm hiểu,…
- Giải pháp:
+ Mỗi cá nhân tự rèn luyện cho mình thói quen đọc sách và tự tìm cho mình những lĩnh vực mà mình quan tâm để tìm hiểu về nó qua sách vở.
+ Nhà trường cần tổ chức những câu lạc bộ đọc sách, những buổi giao lưu chia sẻ về sách.
…
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ Nguyễn Duy cuốn hút người đọc bằng cảm xúc chân thành, vẻ đẹp giản dị, gần gũi.
- Thơ ông giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư về con người và cuộc sống.
Tác phẩm:
- Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật -> không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ.
+ Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như lời tâm sự, tự nhắc nhở, tự vấn…
- In trong tập “Ánh trăng” (1984) - tập thơ được giải A ccuar Hội Nhà văn Việt Nam năm đó.
2. Cảm nhận
2.1. Con người và vầng trăng trong quá khứ:
- “Hồi nhỏ”: -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm.
+ Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
+ Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
-> Đó là không gian của kỉ niệm -> ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn. Trăng.
- “Hồi chiến tranh ở rừng”:
+ Gợi lên cả một hiện thực chồng chất những gian khổ, hiểm nguy khi con người sống trong đạn bom, khói lửa, mất mát, hi sinh.
+ Gợi không gian núi rừng hẳn xa lạ với những con người lớn lên ở đồng, sông, bể.
+ Nhưng người lính không đơn độc trong thời gian “chiến tranh”, không gian “ở rừng”-> vì luôn có vầng trăng bầu bạn.
-> Suốt những năm tháng ấy, trăng đã thành người bạn thân thiết nhất, thành tri kỉ, tri ân của con người.
- Đó là những năm tháng con người được sống một cuộc sống hồn nhiên, rộng mở.
+ “Trần trụi…”: giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách.
+ So sánh “hồn nhiên như cây cỏ” -> hữu hình hóa tâm hồn con người -> hoàn toàn vô tư, không tính toán.
- Từ đó, vầng trăng từ “tri kỉ” đã thành “tình nghĩa”:
+ Đó là ẩn dụ cho nghĩa tình quá khứ.
+ Đó còn là ẩn dụ cho nhân dân, cho đồng đội.
-> Từ đó khẳng định mối liên hệ bền chặt, sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người.
-> Trước vầng tẳng ấy, người lính ngỡ sẽ chẳng bao giờ quên, ngỡ sẽ gắn bó, thủy chung mãi mãi.
=> Hai khổ thơ đầu đã tái hiện hình tượng vầng trăng trong quá khứ trên suốt một chặng đường dài từ tuổi ấu thơ hồn nhiên đến khi trưởng thành, thành người lính. Trên suốt chặng đường ấy, trăng đã luôn là tri kỉ, tri ân của con người.
2.2. Con người và vầng trăng trong hiện tại: (2 khổ tiếp)
- “Từ hồi về thành phố”:
+ Bản lề: khép lại một thời gian chiến tranh gian khó, mở ra những năm tháng hòa bình.
+ Đánh dấu những đổi thay trong cuộc đời con người; họ đã đi qua chiến tranh để bước vào một cuộc sống đầy đủ hơn về tiện nghi, vật chất.
- Không gian sống, lối sống nơi phố thị đông đúc.
- Một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vật chất.
-> Người lính bước ra từ chiến tranh đã thích nghi và quen với cuộc sống mới này.
- Trăng xa cách với con người như một người dưng.
- Con người không cảm nhận được sự hiện diện của vầng trăng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
- Con người không chỉ mất đi cảm nhận về thiên nhiên mà còn đánh mất cả nghĩa tình sâu nặng trong quá khứ.
=> Cuộc sống đầy đủ, bình yên khiên họ thờ ơ, dửng dưng, quay lưng lại với quá khứ mà họ từng gắn bó.
Cuộc hội ngộ đầy bất ngờ khiến con người thức tỉnh:
-“đèn điện tắt”:
+ Biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị.
+ Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt.
+ Xóa đi những tiện nghi, vật chất mà vì nó con người xa lại với vầng trăng.
- “bật tung cửa sổ”:
+ Hành động rất thực khi con người phải đối diện với căn phòng ngột ngạt, đầy bóng tối.
+ Gợi: Giây phút tâm hồn con người khao khát được thoát khỏi không gian tù túng, chật hẹp.
- “Đột ngột vầng trăng tròn”:
+ Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng trăng.
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.
=> Hai khổ thơ đã cho thấy và lí giải sự đổi thay của người lính trước và sau chiến tranh; từ đó tạo tình huống thức tỉnh tâm hồn họ.
2.3. Sự thức tỉnh của con người:
- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh.
- “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.
+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau, để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ, để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.
- “Trăng”:
+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
- Người “giật mình” -> thức tỉnh:
+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.
+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.
+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.
->Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.
3. Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ giống một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian với nhiều chi tiết chân thực, đời thường để từ đó khám phá, khái quát nhiều vấn đề sâu sắc:
+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình.
+ Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
Nguồn: Sưu tầm
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Đề thi vào 10 môn Toán Thanh Hóa
Đề thi vào 10 môn Toán Nghệ An
Đề thi vào 10 môn Văn Long An
Đề thi giữa kì 2