Đề bài
Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng (dùng cho câu 1 và câu 3)
1. Quãng đường AB dài 171km. Lúc 6 giờ 15 phút hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 48 km/giờ. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ?
A. 8 giờ 30 phút
B. 8 giờ 45 phút
C. 8 giờ 9 phút
2. Một người đi xe đạp từ A tới B dài 18,27km với vận tốc 210 m/phút. Tính thời gian người đó đi.
A. 1 giờ 20 phút
B. 1 giờ 27 phút
C. 1 giờ 35 phút
3. Một vòi nước chảy vào bể, mỗi giờ chảy được \(\dfrac{1}{4}\) bể. Hỏi bể không có nước thì vòi nước đó chảy trong bao nhiêu phút để được \(\dfrac{2}{5}\) bể.
A. 1 giờ 30 phút
B. 1 giờ 45 phút
C. 1 giờ 36 phút.
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một người đi xe đạp từ A lúc 7 giờ 15 phút với vận tốc 14 km/giờ. Đến 8 giờ 45 phút một người đi xe máy cũng từ A đuổi theo người đi xe đạp với vận tốc 35 km/giờ. Hỏi người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp lúc mấy giờ ?
A. 9 giờ 45 phút | |
B. 10 giờ 45 phút | |
C. 10 giờ 30 phút |
5. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Khoảng thời gian ngắn nhất trong các số sau :
A. \(1\dfrac{1}{2}\) giờ
B. 1,45 giờ
C. 1 giờ 20 phút
6. Hai tỉnh A và B cách nhau 204km. Lúc 7 giờ 30 phút người thứ nhất đi xe máy từ A đến B. Cùng lúc đó người thứ hai đi xe máy từ B để về A. Đến 10 giờ, hai người gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi người, biết vận tốc người đi từ A kém vận tốc người đi từ B là 3 km/giờ.
7. Lúc 6 giờ, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15 km/giờ. Lúc 9 giờ, một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đuổi theo người đi xe đạp. Sau 1 giờ 48 phút, hai người gặp nhau. Tính vận tốc người đi xe máy ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
- Hai xe chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng lúc nên để tính thời gian đi để gặp nhau ta lấy quãng đường chia cho tổng hai vận tốc.
- Thời gian lúc hai xe gặp nhau = thời gian xuất phát + thời gian đi để gặp nhau.
Cách giải:
Tổng vận tốc hai xe là:
42 + 48 = 90 (km/giờ)
Thời gian đi để hai xe gặp nhau là:
171 : 90 = 1,9 giờ
Đổi: 1,9 giờ = 1 giờ 54 phút
Hai xe gặp nhau lúc:
6 giờ 15 phút + 1 giờ 54 phút = 7 giờ 69 phút
7 giờ 69 phút = 8 giờ 9 phút
Chọn C.
2.
Phương pháp:
- Đổi 18,27km = 18270m.
- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Cách giải:
Đổi 18,27km = 18270m.
Thời gian ngườ đó đi từ A đến B là:
18270 : 210 = 87 phút
87 phút = 1 giờ 27 phút
Chọn B.
3.
Phương pháp:
- Tính thời gian để nước chảy được \(\dfrac{2}{5}\) bể ta lấy \(\dfrac{2}{5}\) chia cho số phần bể có nước khi vòi chảy vào bể trong 1 giờ.
Cách giải:
Nếu bể không có nước, để được \(\dfrac{2}{5}\) bể thì vòi nước đó chảy trong số giờ là:
\(\dfrac{2}{5} : \dfrac{1}{5}= \dfrac{8}{5}\) (giờ)
Đổi: \( \dfrac{8}{5}\) giờ = \(1 \dfrac{3}{5}\) giờ = 1 giờ 36 phút
Chọn C.
4.
Phương pháp:
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tính thời gian xe đạp đi trước xe máy = 8 giờ 45 phút - 7 giờ 15 phút = 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
- Tính số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy (chính là quãng đường xe đạp đi được trong 1,5 giờ).
- Tính hiệu vận tốc hai xe.
- Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp = số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy : hiệu vận tốc hai xe.
- Thời gian lúc xe máy đuổi kịp xe đạp = thời gian lúc xe máy xuất phát + thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp.
Cách giải:
Thời gian xe đạp đi trước xe máy là:
8 giờ 45 phút - 7 giờ 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Trong 1,5 giờ xe đạp đi được quãng đường là:
14 x 1,5 = 21 (km)
Hiệu vận tốc của hai xe là:
35 - 14 = 21 (km/giờ)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
21 : 21 = 1 (giờ).
Xe máy đuổi kịp xe đạp lúc:
8 giờ 45 phút + 1 giờ = 9 giờ 45 phút
A. 9 giờ 45 phút | Đ |
B. 10 giờ 45 phút | S |
C. 10 giờ 30 phút | S |
5.
Phương pháp:
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.
Cách giải:
Ta có: \(1\dfrac{1}{2}\) giờ = 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút;
1,45 giờ = 1 giờ 27 phút
Mà 1 giờ 30 phút > 1 giờ 27 phút > 1 giờ 20 phút.
hay \(1\dfrac{1}{2}\) giờ > 1,45 giờ > 1 giờ 20 phút.
Vậy khoảng thời gian ngắn nhất trong các số đã cho là 1 giờ 20 phút.
Chọn C.
6.
Phương pháp:
Hai người chuyển động ngược chiều và xuất phát cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tính thời gian hai người đi để gặp nhau ta thực hiện phép tính: 10 giờ - 7 giờ 30 phút.
- Tính tổng vận tốc hai người ta lấy độ dài quãng đường chia cho thời gian đi để hai người gặp nhau.
- Tìm vận tốc của mỗi người theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
Cách giải:
Thời gian 2 người đi để gặp nhau là:
10 giờ - 7 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Tổng vận tốc của 2 người là :
204 : 2,5 = 81,6 (km/giờ)
Vận tốc của người thứ hai là:
(81,6 + 3) : 2 = 42,3 (km/giờ)
Vận tốc của người thứ nhất là:
42,3 – 3 = 39,3 (km/giờ)
Đáp số: Người thứ nhất: 39,3 km/giờ.
Người thứ hai: 42,3 km/giờ.
7.
Phương pháp:
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
- Tính thời gian xe đạp đi trước xe máy = 9 – 6 = 3 giờ.
- Tính số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy (chính là quãng đường xe đáp đi được trong 3 giờ).
- Tính hiệu vận tốc của hai người ta lấy số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy chia cho thời gian đi để hai người gặp nhau.
- Vận tốc người đi xe máy = vận tốc người đi xe đạp + hiệu vận tốc của 2 người.
Cách giải:
Đổi: 1 giờ 48 phút = 1,8 giờ
Người đi xe đạp đi trước người đi xe máy số giờ là :
9 – 6 = 3 (giờ)
Khi người đi xe máy khởi hành thì cách người đi xe đạp số ki lô mét là:
15 ⨯ 3 = 45 (km)
Hiệu vận tốc giữa hai người là:
45 : 1,8 = 25 (km/giờ)
Vận tốc người đi xe máy là:
25 + 15 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ.
Chuyên đề 4. Phép chia hết, phép chia có dư
Bài 3: Có chí thì nên
VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 5 TẬP 2
Tuần 21: Luyện tập về tính diện tích. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Chuyên đề 9. Các bài toán vui và toán cổ