Câu 1
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Lời giải chi tiết:
a. Tìm hiểu đề
* Sự khác nhau về từ ngữ:
- Có sự khác nhau về từ ngữ được sử dụng trong hai văn bản Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia
- Trong Chữ người tử tù: sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ: phiến trát, quản ngục, thầy bát,...
- Trong Hạnh phúc của một tang gia: sử dụng nhiều từ, cách chơi chữ để thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt: "lắm thầy thối ma", "ma cà bông",...
- Nguyên nhân:
+ Khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn
+ Khác nhau về tư tưởng, chủ đề của tác phẩm thể hiện
* Sự khác nhau về giọng văn
- Trong Chữ người tử tù: giọng văn cổ kính, trang trọng
- Trong Hạnh phúc của một tang gia: giọng văn mỉa mai, châm biếm sự tha hóa, đồi bại của tầng lớp thượng lưu ở thành thị.
Câu 2
2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng:
+ Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung.
+ Có thể là một phương diện, một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- Nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm/đoạn trích văn xuôi thường như sau:
+ Giới thiệu tác phẩm/đoạn trích cần nghị luận.
+ Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc một số khía cạnh đặc sắc theo định hướng của đề.
+ Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
LUYỆN TẬP
Đề bài: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Lời giải chi tiết:
* MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc, truyện ngắn Vi hành và dẫn dắt vào nghệ thuật châm biếm, đả kích đặc sắc của tác phẩm.
* TB:
- Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện Vi hành:
+ Nhan đề chứa đựng sự mỉa mai, châm biếm: Vi hành (vua chúa xưa vi hành để tìm hiểu dân chúng, Khải Định được dự đoán là vi hành để tiện chơi bời; Khải Định tưởng được người Pháp yêu quý kỳ thực không ai biết đến).
+ Tình huống nhầm lẫn độc đáo và tăng tiến (từ đôi trai gái đến nhân dân đến Chính phủ đều không biết Khải Định).
+ Xây dựng nhân vật biếm họa: chân dung Khải Định hiện lên nhếch nhác, lố bịch.
+ Giọng điệu và lời văn mỉa mai, châm biếm với tiếng cười kín đáo, sâu cay.
- Đánh giá, bình luận: Nghệ thuật châm chiếm trong Vi hành khai thác mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, vừa có cái cười phương Đông vừa mang màu sắc hiện đại.
* KB: Khẳng định nghệ thuật châm biếm, đả kích là thành công lớn nhất về phương diện nghệ thuật của truyện ngắn này. Đây cũng là một nét phong cách của Nguyễn Ái Quốc trong thể loại truyện ngắn.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 – Hóa học 12
Nghị luận văn học lớp 12
CHƯƠNG VIII: TỪ VI MÔ ĐÉN VĨ MÔ
CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT