Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Số phận con người
Tìm hiểu chung
Tóm tắt văn bản
Mùa xuân 1946, “tôi” gặp cha con Sô-cô-lốp đang trên hành trình đến Ka-sa-rư. Trên chuyến đò, Sô-cô-lốp kể cho “tôi” cuộc đời bất hạnh của anh. Sô-cô-lốp bước vào chiến tranh để lại vợ và ba con nhỏ. Anh bị thương, bị bắt làm tù binh và bỏ trốn khỏi nhà tù Đức nhờ một lần được chúng huy động lái xe. Khi trở về, anh hay tin vợ và hai con gái đã chết. Niềm hi vọng cuối cùng là cậu con trai A-na-tô-li, một đại úy pháo binh, cũng bị phát xít Đức bắn chết. Sô-cô-lốp rơi vào cảnh không nhà cửa, không gia đình. Anh đến nhà một người bạn cũ ở U-riu-pin-xcơ và làm lái xe ở đây. Để chống chọi với nỗi mất mát, Sô-cô-lốp chìm trong men rượu mỗi tối. Cuộc đời anh thay đổi khi gặp và nhận nuôi cậu bé Va-ni-a mồ côi tội nghiệp. Việc này đã khiến cả hai cha con hạnh phúc và sung sướng vô cùng. Để nuôi con, anh bỏ rượu, khắc phục nhiều khó khăn trong công việc và nỗi đau đớn trong trái tim mình. Nhưng Sô-cô-lốp gặp xui xẻo khi đâm phải con bò, anh bị tước bằng lái. Sô-cô-lốp quyết định cùng con trai đến Ka-sa-rư nhờ một người bạn để tìm công việc mới và tiếp tục chăm lo cho con.
Bố cục 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến "chú bé đang nghịch cát đấy": Trước khi Xô-cô-lốp và Va-ni-a gặp nhau
Phần 2: Tiếp theo đến "chợt lóe lên như thế": Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a
Phần 3: Còn lại: Số phận của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga.
Câu 1
Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a:
- Hoàn cảnh:
+ Chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người... cuối cùng của tôi”.
+ Không vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương.
+ Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ.
→ Chiến tranh tước đoạt tất cả những gì quý giá nhất: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng.
- Tâm trạng:
+ Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng, cô đơn.
+ Anh tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau.
+ Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.
→ Anh đã rơi vào cuộc sống bế tắc vô nghĩa
→ Bi kịch của con người trong chiến tranh.
Câu 2
Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Việc An-đrây Xô-cô-lốp nhận nuôi bé Va-ni-a tác động lớn lao đến cả hai cha con:
+ An-đrây Xô-cô-lốp tìm lại được ý nghĩa và mục đích sống, Va-ni-a tìm được nơi nương tựa và được yêu thương.
+ Cả hai đều sung sướng, hạnh phúc vô bờ khi được sưởi ấm bởi tình yêu thương.
+ Cả hai đều được xoa dịu những mất mát, đau đớn mà chiến tranh gây ra.
- Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a:
+ Vẻ ngoài lấm lem vì không được ai chăm sóc nhưng đôi mắt rất sáng.
+ Niềm hạnh phúc hồn nhiên, sôi nổi của trẻ thơ khi tìm lại được bố: "như con chim chích, ríu rít líu lo", ôm hôn và không chịu tách rời An-đrây Xô-cô-lốp.
+ Thỉnh thoảng tư lự, vụt nhớ ký ức về người bố xưa (hỏi về áo bành tô của bố).
+ Hay đặt ra những câu hỏi cho bố, lúc ngủ vẫn hiếu động gác lên cổ bố.
- Tấm lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp:
+ Khi thấy tình cảnh tội nghiệp của Va-ni-a đã ngay lập tức quyết định nhận nuôi cậu bé
+ Vượt qua mọi khó khăn để chăm chút cho Va-ni-a được chu đáo; che chở, tránh mọi điều không hay có thể khiến Va-ni-a tổn thương hay phải bận lòng.
+ Chăm sóc Va-ni-a như con đẻ.
+ Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Va-ni-a đau khổ.
→ Người giàu lòng yêu thương, trách nhiệm
- Điểm nhìn của người kể chuyện cũng trùng khớp, đồng cảm với điểm nhìn của nhân vật.
→ Điểm nhìn chan chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, đầy giá trị nhân đạo.
Câu 3
Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:
- Khắc phục khó khăn của cuộc sống thường ngày để chăm lo cho Va-ni-a, tập làm quen với việc chăm sóc trẻ nhỏ.
- Từ bỏ rượu, nỗ lực làm việc để nuôi con.
- Mất việc vì đâm phải con bò, anh kiên cường đưa con cuốc bộ đến Ka-sa-rư tìm công việc mới.
- Chống chọi với nỗi đau mất vợ con vẫn âm ỉ tìm về trong giấc mộng hàng đêm.
Câu 4
Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Thái độ của người kể chuyện: Yêu quý, cảm phục Xô-cô-lốp; xúc động mãnh liệt trước nghị lực và nhân cách của Xô-cô-lốp.
- Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... nếu như Tổ quốc kêu gọi”:
+ Tác giả bày tỏ khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường.
+ Nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa.
+ Nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh.
Câu 5
Câu 5 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Số phận con người luôn thăng trầm, biến động với vô vàn thử thách dù là trong cuộc sống đời thường hay trong chiến tranh mất mát.
- Sô-lô-khốp thể hiện niềm tin yêu cháy bỏng vào sức mạnh kiên cường, lòng dũng cảm và nghị lực của con người sẽ vượt qua tất cả nỗi đau và thử thách.
- Nhà văn ngợi ca sự cống hiến thầm lặng của mỗi cá nhân cho Tổ quốc và cũng kêu gọi trách nhiệm, sự quan tâm trở lại của Tổ quốc đối với họ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Điểm mới của truyện Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân đân Liên Xô:
- Không tô vẽ, nhìn thẳng những mất mát, đau đớn mà chiến tranh mang lại.
- Quan tâm đến số phận những con người bình dị, nỗi đau và cuộc sống thường nhật của họ sau chiến tranh.
- Đặt con người trong vô vàn thử thách nhưng thể hiện niềm tin vào sức mạnh và nghị lực của con người trong hành trình đến tương lai.
Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Viết đoạn văn hình dung về tương lai của hai bố con An-đrây Xô-cô-lốp.
Sau những ngày tháng cuốc bộ ròng rã, cha con Xô-cô-lốp cũng đến được Ka-sa-rư. Ở đây, anh làm việc chăm chỉ trong một xưởng mộc. Dù vợ người bạn Xô-cô-lốp ngỏ ý giúp anh trông Va-ni-a nhưng cậu bé chẳng chịu ở nhà mà ngày ngày quanh quẩn ở xưởng mộc để được gần bố. Những giấc mơ về I-ri-na và các con vẫn tìm về với anh hàng đêm cùng những giọt nước mắt và trái tim quặn thắt. Va-ni-a tuy nhỏ nhưng đã dần biết quan tâm đến Xô-cô-lốp làm anh vô cùng cảm động và càng có thêm nghị lực. Nửa năm sau, anh được cấp lại bằng lái xe nhưng vì con, anh không nghĩ đến nghề lái xe nữa. Sau gần một năm, Xô-cô-lốp cùng con lại rời Ka-sa-rư và lang bạt đến nhiều vùng đất mới của nước Nga. Những chuyến đi khiến trái tim anh được khuây khỏa. Những hành trình ấy chỉ khép lại khi Va-ni-a đến tuổi đi học. Xô-cô-lốp cũng quyêt định dừng chân ngay giữa thủ đô Mat-xcơ-va, trái tim của nước Nga, để cùng con học tập và làm việc.
Tổng kết
Tính cách nhân hậu và bản lĩnh kiên cường của con người Xô viết.
So-lo-khop là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
Unit 12: Water Sports - Thể Thao Dưới Nước
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Unit 9. Deserts
Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta