Câu 1
Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích. Nói về cảm xúc của em sau khi đọc: |
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thuộc lòng một đoạn (khoảng 2 – 3 khổ thơ) trong bài thơ em thích trong các bài thơ trên.
Sau khi đọc đoạn thơ đó, em cảm thấy như thế nào về đoạn thơ?
Lời giải chi tiết:
Mùa thu của em:
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng Tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thấy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
Đọc đoạn thơ, em cảm thấy trong lòng rộn ràng và phấn khởi. Em không chỉ được nhớ về những đêm rằm tháng Tám rước đèn vui vẻ cùng các bạn mà còn nhớ về cảm xúc hân hoan khi em bắt đầu năm học mới.
Em vui đến trường:
Tiếng trống vừa thúc giục
Bài học mới mở ra
Giọng thầy cô ấm áp
Nét chữ em hiền hoà.
Mỗi ngày em đến lớp
Là thêm nhiều niềm vui
Cùng chơi và cùng học
Cùng trao nhau tiếng cười.
Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vui và hạnh phúc. Em vui vì mỗi ngày được đến trường, được nghe thầy cô giảng bài, được học tập và chơi đùa cùng các bạn. Mỗi ngày đến lớp với em sẽ đều là những niềm vui và những tiếng cười.
Hai bàn tay em:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh tròn ngón xinh.
Đêm em nằm ngủ
Hai hoa ngủ cùng
Hoa thì bên má
Hoa ấp cạnh lòng.
Đọc đoạn thơ, em lại thêm yêu đôi bàn tay của mình. Đôi bàn tay nhỏ xinh như hoa luôn luôn ở bên cạnh em, giúp em làm mọi việc.
Ngày em vào đội:
Này em, mở cửa ra
Một trời xanh vẫn đợi
Cánh buồm là tiếng gọi
Mặt biển và dòng sông.
Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xa.
Những ngày chị đi qua
Những ngày em đang tới
Khao khát lại bắt đầu
Từ màu khăn đỏ chói.
Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vô cùng tự hào và tràn đầy hi vọng. Em tự hào khi được vào Đội và từ đó sẽ có thật nhiều điều mới, thật nhiều khát khao mới lại mở ra trước mắt em. Và em được khoác trên vai mình chiếc khăn quàng đỏ thắm.
Câu 2
Giải ô chữ sau: 1 Một hình ảnh trên huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Có nghĩa giống với siêng năng. 3. Trẻ em độ tuổi từ 4, 5 đến 8, 9 tuổi. 4. Không sợ gian khổ, nguy hiểm. 5. Đức tính đầu tiên trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 6. Hoạt động thực hiện trước hoạt động hát Quốc ca, Đội ca. 7. Tên gọi một phong trào của thiếu nhi. |
Phương pháp giải:
Em hãy đọc từng gợi ý đã được đánh số để tìm ra từ ngữ có số lượng chữ cái phù hợp.
Sau khi đã tìm được 7 ô hàng ngang, em tìm từ khóa ở hàng chéo màu hồng.
Lời giải chi tiết:
1. búp măng
2. chăm chỉ
3. nhi đồng
4. dũng cảm
5. khiêm tốn
6. chào cờ
7. kế hoạch nhỏ
Từ khóa: Măng non
Câu 3
Đặt 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2. |
Phương pháp giải:
Em đặt các câu có sử dụng từ ngữ đã tìm được ở bài 2: Giải ô chữ.
Lời giải chi tiết:
Nhi đồng như những búp măng non.
Em chăm chỉ học bài và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
Một đội viên cần rèn luyện tinh thần dũng cảm.
Đầu tuần, chúng em được tham dự lễ chào cờ.
Chúng em tham gia phong trào kế hoạc nhỏ.
Bài tập cuối tuần 23
VBT TIẾNG VIỆT 3 TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Đề thi học kì 1
Bài tập cuối tuần 21
Unit 7: Toys
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3