Tập đọc: Thư gửi các học sinh
Chính tả (Nghe - viết): Việt Nam thân yêu
Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa
Kể chuyện: Lý Tự Trọng
Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh - Tuần 1
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Tuần 1
Tập làm văn 1: Luyện tập tả cảnh - Tuần 1
Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
Chính tả (Nghe - viết): Lương Ngọc Quyến
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tổ quốc
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 2
Tập đọc: Sắc màu em yêu
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 2
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Tuần 2
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kế - Tuần 2
Tập đọc: Lòng dân
Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 3
Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 3
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Tuần 3
Tập làm văn 2: Luyện tập tả cảnh - Tuần 3
Tập đọc: Những con sếu bằng giấy
Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa - Tuần 4
Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Tập đọc: Bài ca về trái đất
Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh - Tuần 4
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa - Tuần 4
Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc
Chính tả (Nghe - viết): Một chuyên gia máy xúc
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hòa bình
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc - Tuần 5
Tập đọc: Ê- mi-li, con...
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê - Tuần 5
Luyện từ và câu: Từ đồng âm - Tuần 5
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh
Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con...
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hữu nghị - Hợp tác
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 6
Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn - Tuần 6
Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ - Tuần 6
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 6
Tập đọc: Những người bạn tốt
Chính tả (Nghe - viết): Dòng kinh quê hương
Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa - Tuần 7
Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam
Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 7
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 7
Tập làm văn 2: Luyện tập tả cảnh - Tuần 7
Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
Chính tả (Nghe - viết): Kỳ diệu rừng xanh
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên - Tuần 8
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 8
Tập đọc: Trước cổng trời
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 8
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8
Tập làm văn 2: Luyện tập văn tả cảnh - Tuần 8
Tập đọc: Cái gì quý nhất
Chính tả (Nhớ - viết): Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 9
Tập đọc: Đất Cà Mau
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận - Tuần 9
Luyện từ và câu: Đại từ - Tuần 9
Tập làm văn 2: Luyện tập thuyết trình, tranh luận - Tuần 9
Tập đọc: Mùa thảo quả
Chính tả (Nghe - viết): Mùa thảo quả
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường - Tuần 12
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 12
Tập đọc: Hành trình của bầy ong
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người - Tuần 12
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ - Tuần 12
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 12
Tập đọc: Người gác rừng tí hon
Chính tả (Nhớ - viết): Hành trình của bầy ong
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 13
Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 13
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ - Tuần 13
Tập làm văn: Luyện tập tả người (tiếp) - Tuần 13
Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
Chính tả (Nghe - viết): Chuỗi ngọc lam
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại - Tuần 14
Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé
Tập đọc: Hạt gạo làng ta
Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp - Tuần 14
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại (tiếp) - Tuần 14
Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp - Tuần 14
Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Chính tả (Nghe - viết): Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hạnh phúc
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 15
Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 15
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ - Tuần 15
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 15
Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
Chính tả (Nghe - viết): Về ngôi nhà đang xây
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ - Tuần 16
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 16
Tập đọc: Thầy cúng đi viện
Tập làm văn: Tả người - Tuần 16
Luyện từ và câu 2: Tổng kết vốn từ - Tuần 16
Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc - Tuần 16
Tập đọc: Ngu công xã Trịnh Tường
Chính tả (Nghe - viết): Người mẹ của 51 đứa con
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ - Tuần 17
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 17
Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất
Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn - Tuần 17
Luyện từ và câu: Ôn tập về câu - Tuần 17
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 17
Bài đọc
Lòng dân
(Tiếp theo)
Cai: - Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.
An: - Dạ, hổng phải tía...
Cai: - (hí hửng) Ờ giỏi! Vậy là ai nào?
An: - Dạ, cháu ... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.
Cai: - Thằng ranh! (ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!
Cán bộ: - (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại)
Cai: - Để chị này đi lấy. (Quay sang lính). Mở trói tạm cho chị. (Dì Năm vào buồng)
Dì Năm: - (Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nào?
Cán bộ: - Thì coi đâu đó.
Cai: -Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay cái mà. Qua mặt tao không nổi đâu!
Cán bộ : - Có không, má thằng An?
Dì Năm: - Chưa thấy.
Cai: - Thôi trói lại dẫn đi (lính toan trói chú cán bộ thì dì Năm trong buồng nói to).
Dì Năm: - Đây rồi nè. Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính).
Cai: - Nè đọc coi! - Lính (đọc): Anh tên ...
Cán bộ: - Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông ...
Cai: - (vẻ ngượng ngập) Thôi... Thôi được rồi.
(Ngó dì Năm) Nhà có gà vịt gì không chị Hai? Cho một con nhậu chơi hà!
Theo NGUYỄN VĂN XE
Tía (tiếng Nam Bộ): cha.
Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy.
Nè (tiếng Nam Bộ): này.
Bố cục
Có thể phân chia tiếp vở kịch thành các đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến chú toan đi, cai cản lại
Đoạn 2: Từ Để chị này đi lấy đến Chưa thấy
Đoạn 3: Phần còn lại
Câu 1
An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lời đối thoại của An với tên cai ở đầu truyện.
Lời giải chi tiết:
An đã làm cho bọn giặc mừng hụt bằng cách:
Khi chúng hỏi An: "Ông đó phải tía mày không?" An trả lời: "Hổng phải tía" làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ An thông minh làm chúng phải mừng hụt, tẽn tò: "Dạ, cháu... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía."
Câu 2
Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn dì Năm vào buồng lấy giấy tờ, chỉ ra chi tiết cho thấy sự nhanh trí của dì.
Lời giải chi tiết:
Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng, qua đó người cán bộ sẽ biết để trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.
Câu 3
Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
Phương pháp giải:
Qua tình cảm của mẹ con dì Năm với cán bộ và bản lĩnh dũng cảm của dì trước quân giặc, em hãy giải thích tên của nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Vở kịch được đặt tên là "Lòng dân" vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Vì tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Nội dung
Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. |
Chuyên đề 1. Các bài toán về dãy số
Bài tập cuối tuần 15
Tuần 13: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
Văn tả đồ vật
Chuyên đề 12. Các bài toán về tính tuổi