Tập đọc: Thư gửi các học sinh
Chính tả (Nghe - viết): Việt Nam thân yêu
Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa
Kể chuyện: Lý Tự Trọng
Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh - Tuần 1
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Tuần 1
Tập làm văn 1: Luyện tập tả cảnh - Tuần 1
Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
Chính tả (Nghe - viết): Lương Ngọc Quyến
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tổ quốc
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 2
Tập đọc: Sắc màu em yêu
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 2
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Tuần 2
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kế - Tuần 2
Tập đọc: Lòng dân
Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 3
Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 3
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa - Tuần 3
Tập làm văn 2: Luyện tập tả cảnh - Tuần 3
Tập đọc: Những con sếu bằng giấy
Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa - Tuần 4
Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Tập đọc: Bài ca về trái đất
Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh - Tuần 4
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa - Tuần 4
Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc
Chính tả (Nghe - viết): Một chuyên gia máy xúc
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hòa bình
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc - Tuần 5
Tập đọc: Ê- mi-li, con...
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê - Tuần 5
Luyện từ và câu: Từ đồng âm - Tuần 5
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh
Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con...
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hữu nghị - Hợp tác
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 6
Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn - Tuần 6
Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ - Tuần 6
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 6
Tập đọc: Những người bạn tốt
Chính tả (Nghe - viết): Dòng kinh quê hương
Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa - Tuần 7
Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam
Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 7
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 7
Tập làm văn 2: Luyện tập tả cảnh - Tuần 7
Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
Chính tả (Nghe - viết): Kỳ diệu rừng xanh
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên - Tuần 8
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 8
Tập đọc: Trước cổng trời
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tuần 8
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8
Tập làm văn 2: Luyện tập văn tả cảnh - Tuần 8
Tập đọc: Cái gì quý nhất
Chính tả (Nhớ - viết): Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 9
Tập đọc: Đất Cà Mau
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận - Tuần 9
Luyện từ và câu: Đại từ - Tuần 9
Tập làm văn 2: Luyện tập thuyết trình, tranh luận - Tuần 9
Tập đọc: Mùa thảo quả
Chính tả (Nghe - viết): Mùa thảo quả
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường - Tuần 12
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 12
Tập đọc: Hành trình của bầy ong
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người - Tuần 12
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ - Tuần 12
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 12
Tập đọc: Người gác rừng tí hon
Chính tả (Nhớ - viết): Hành trình của bầy ong
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 13
Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 13
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ - Tuần 13
Tập làm văn: Luyện tập tả người (tiếp) - Tuần 13
Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
Chính tả (Nghe - viết): Chuỗi ngọc lam
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại - Tuần 14
Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé
Tập đọc: Hạt gạo làng ta
Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp - Tuần 14
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại (tiếp) - Tuần 14
Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp - Tuần 14
Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Chính tả (Nghe - viết): Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hạnh phúc
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 15
Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 15
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ - Tuần 15
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 15
Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
Chính tả (Nghe - viết): Về ngôi nhà đang xây
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ - Tuần 16
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 16
Tập đọc: Thầy cúng đi viện
Tập làm văn: Tả người - Tuần 16
Luyện từ và câu 2: Tổng kết vốn từ - Tuần 16
Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc - Tuần 16
Tập đọc: Ngu công xã Trịnh Tường
Chính tả (Nghe - viết): Người mẹ của 51 đứa con
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ - Tuần 17
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 17
Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất
Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn - Tuần 17
Luyện từ và câu: Ôn tập về câu - Tuần 17
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 17
Câu 1
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Mưa rào
Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng thổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa…
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Theo Tô Hoài
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
Phương pháp giải:
a: Em đọc đoạn 1 của bài: Từ đầu... đến Mặc sức điên đảo trên cành cây.
b: Em đọc đoạn 2: Mưa đến rồi... đến Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ... và tìm từ ngữ tả tiếng mưa, hạt mưa.
c: Em tìm từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời ở đoạn 2 (trước trận mưa) và đoạn cuối bài (sau trận mưa).
d: Em nhận xét cách quan sát của tác giả bằng mắt (thính giác), mũi (khướu giác), tai (thính giác), miệng (vị giác) hay làn da (cảm giác) ?
Lời giải chi tiết:
a) Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến:
- Mây: Bay về, những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng đám nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
- Gió: Thổi giật mãi, mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mưa:
Tiếng mưa :
- Lúc đầu: lẹt đẹt... lẹt đẹt... lách tách.
- Về sau: Mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt tranh đổ ồ ồ.
Hạt mưa:
Ban đầu là những giọt nước lăn xuống mái phên nứa, mấy giọt lách tách, rồi tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Mưa xuống sầm sập, hạt mưa giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xóa.
c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
Trong trận mưa:
- Lá đào, lá na, lá sói: vẫy tai run rẩy.
- Con gà sống: ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
- Trong nhà: bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.
- Nước: chảy đỏ ngòm bốn bề sân cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống, đổ xuống ao chuôm.
- Mưa xối được một lúc thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm của những cơn mưa đầu mùa.
Sau trận mưa:
- Trời rạng dần.
- Chim chào mào bay ra hót râm ran.
- Phía đông một mảng trời trong vắt.
- Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d) Tác giả quan sát sau cơn mưa bằng những giác quan:
- Bằng mắt (thị giác): thấy được những đám mây thay đổi trước cơn mưa, nhìn thấy mưa rơi, thấy những thay đổi của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh.
- Bằng tai (thính giác): nghe thấy tiếng gió thổi, âm thanh của tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng hót cùa chim chào mào.
- Bằng cảm giác cùa làn da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước.
- Bằng mũi (khứu giác): biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa đầu mùa.
Như vậy, ta thấy cùng một lúc tác giả Tô Hoài đã sử dụng nhiều giác quan khác nhau để quan sát cơn mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, quan sát rất tinh tế, cách dùng từ ngữ cũng rất chính xác và sinh động. Chính vì thế, bài văn tả cảnh mưa rào cùa tác giả đã đem đến cho người đọc nhiều điều thú vị.
Câu 2
Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
Phương pháp giải:
Dàn ý chung của một bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
Thân bài:
* Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, nước chảy lênh láng khắp sân nhà, ngõ xóm.
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa và rít từng hồi trên mái nhà.
- Hơi nước mát lạnh cùng mùi đất cát bốc lên ngai ngái, thân quen.
* Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân. Những tàu lá chuối rách lả tả, trên lá khoai nước còn đọng lại giọt nước mưa óng ánh..
- Đàn gà cục cục gọi nhau đi tìm giun, dế.
- Trời trong veo không một gợn mây.
Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa
Review 4
Tuần 7: Khái niệm số thập phân. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Bài tập cuối tuần 14
Bài 6: Kính già, yêu trẻ
Bài tập cuối tuần 20