Đồng dao mùa xuân
Thực hành tiếng Việt trang 42
Gặp lá cơm nếp
Trở gió
Thực hành tiếng Việt trang 47
Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
Củng cố, mở rộng bài 2
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Thực hành tiếng Việt trang 64
Người thầy đầu tiên
Thực hành tiếng Việt trang 72
Quê hương
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
Củng cố, mở rộng bài 3
Câu 1
Câu 1
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu văn và dựa vào hiểu biết của em về từ ngữ địa phương và từ toàn dân để xác định từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ được xem là từ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o. Vì đây là những từ ngữ đặc trưng vùng miền mà chỉ ở một số địa phương như Huế mới sử dụng.
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Chuyện cơm hến và xác định từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ địa phương trong Chuyện cơm hến | Từ ngữ toàn dân/địa phương nơi khác |
lạt | Nhạt |
Duống | Đưa xuống |
Né | Tránh |
Phỏng | Bỏng |
Túi mắt túi mũi | Tối mắt tối mũi |
tui | Tôi |
xắt | Thái |
Nhiêu khê | Lôi thôi, phức tạp |
mè | Vừng |
heo | Lợn |
Vị tinh | Bột ngọt |
thẫu | thẩu |
vịm | liễn |
trẹc | Mẹt |
o | Cô |
tô | Bát |
chi | Gì |
môn bạc hà | cây dọc mùng |
trụng | nhúng |
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đặc điểm của từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế. Tính chất địa phương của bài tản văn góp phần tạo ấn tượng sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được sắc màu của Huế.
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và dựa vào hiểu biết của em
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ địa phương | Từ toàn dân |
Má, u, bầm, mạ | Mẹ |
Thầy, tía, cha, ba | Bố |
Chén | Cốc |
Bòng | Bưởi |
Mận | Roi |
O | Cô |
Bá | Bác |
Mô | Đâu |
Vô | Vào |
Chén, tô | Bát |
Heo | Lợn |
Chủi | Chổi |
Tru | Trâu |
Mô | Đâu |
Bắp | Ngô |
Mần | Làm |
Hột gà, hột vịt | Trứng gà, trứng vịt |
Xà bông | Xà phòng |
Tắc | Quất |
Xỉn | Say |
Mập | Béo |
Thơm, khóm | Dứa |
Bổ | Ngã |
… | … |
Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng
Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Chương 2. Số thực
Bài 4: Nghị luận văn học
Bài 1. Tiếng nói của vạn vật
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7