Đồng dao mùa xuân
Thực hành tiếng Việt trang 42
Gặp lá cơm nếp
Trở gió
Thực hành tiếng Việt trang 47
Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
Củng cố, mở rộng bài 2
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Thực hành tiếng Việt trang 64
Người thầy đầu tiên
Thực hành tiếng Việt trang 72
Quê hương
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
Củng cố, mở rộng bài 3
Đề bài
(Trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Thế giới xung quanh ta thật đẹp và có biết bao điều thú vị khiến ta mong muốn được lưu giữ lại. Những bức tranh, bức ảnh, bản nhạc, trang văn và cả những vần thơ có thể giúp ta thực hiện điều đó. Ở phần Đọc, em đã được làm quen với những bài thơ bốn chữ và năm chữ, nhận biết được những đặc điểm cơ bản của các thể thơ này. Hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về một sự vật, cảnh sắc, câu chuyện,... khơi gợi trong em nhiều cảm hứng nhất.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Xác định đề tài và cảm xúc.
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
- Tập gieo vần
Lời giải chi tiết
1. Khởi động
a. Xác định đề tài và cảm xúc
Có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như nhà trường, gia đình, thiên
nhiên, quê hương, đất nước,... và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.
b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Sau khi đã xác định được đề tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để
thể hiện cảm xúc đó.
- Liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm
xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn
của các hiện tượng thiên nhiên,...
c. Tập gieo vần
Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp. Ví dụ:
- Vần liền:
Ai là bạn gió
Mà gió đi tìm
Bay theo cánh chim
Lùa trong tán lá
Gió nhớ bạn quá
Nên gõ cửa hoài.
(Theo Ngân Hà, Bạn của gió)
- Vần cách:
Nhà trẻ con đã quen
Không còn hờn khóc nữa
Nhưng cứ độ tan tầm
Con lại ra đứng cửa
Mong mẹ và mong bố
Mắt nhìn về phố đông
Ôi tấm lòng thơ nhỏ
Đã thuộc giờ ngóng trông
Thành phố rộng mênh mông
Bao la chiều gió thổi
Ở cuối con đường kia
Có con đang đứng đợi.
(Theo Lưu Quang Vũ, Buổi chiều đón con)
- Vần hỗn hợp:
Mặt trời thổi lửa
Sông biển bốc hơi
Hơi bay cao vút
Thành mây lưng đồi
Mây hồng nhẹ trôi
Mây xanh đằm thắm
Dịu dàng mây trắng
Thẩn thơ mây vàng
Mây đen lang thang
Thân mình nặng trĩu
Gió trêu tí xíu
Đã vội khóc oà.
(Theo Hoàng Lựu, Mây khóc)
2. Thực hành viết
- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm; xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng; lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.
- Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng; có thể diễn đạt dưới hình thức tâm tình, trò chuyện với đối tượng,
- Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc; sử dụng từ láy và những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...
- Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng,... để tạo dư âm trong người đọc.
3. Chỉnh sửa
Sau khi đã hoàn thành, em hãy đọc lại thật kĩ bài thơ. Hãy kiểm tra xem bài thơ em
vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa.
Có thể theo gợi ý sau:
Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ | |
Hình thức nghệ thuật | Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng |
Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp) | |
Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc | |
Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc | |
Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm | |
Nội dung | Tình cảm, cảm xúc của em |
Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ |
Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ
Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh vật
Ngữ âm
Chương 1. Trồng trọt
HỌC KÌ 2
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7